Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Mở đầu Bài 18 Lịch sử và Địa lí 9: Vùng Đông...

Mở đầu Bài 18 Lịch sử và Địa lí 9: Vùng Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất cả nước. Đó là kết quả khai thác hiệu quả tổng hợp thế mạnh của vùng

Giải chi tiết Mở đầu Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Gợi ý: Tìm hiểu qua sách, báo và internet về Đông Nam Bộ -vùng kinh tế phát triển nhất.

Câu hỏi/Đề bài:

Vùng Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất cả nước. Đó là kết quả khai thác hiệu quả tổng hợp thế mạnh của vùng. Vậy những thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng là gì? Đặc điểm dân cư và đô thị hoá của vùng như thế nào? Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng ra sao?

Hướng dẫn:

– Tìm hiểu qua sách, báo và internet về Đông Nam Bộ -vùng kinh tế phát triển nhất.

– Chỉ ra những thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư và đô thị hoá? Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng ra sao?

Lời giải:

– Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ:

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất bazan màu mỡ chiếm 40% diện tích

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện

+ Sinh vật: nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

– Đặc điểm dân cư và đô thị hoá của vùng:

+ Số dân đông, mật độ dân số khá cao

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước

+ Đô thị hóa phát triển, hiện đại, đạt tỉ lệ đô thị hoá cao nhất trong các vùng kinh tế – xã hội của cả nước

– Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng:

+ Công nghiệp có một số ngành quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao,…, tập trung ở các trung tâm công nghiệp lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,…

+ Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta; một số vùng trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng