Giải chi tiết Câu hỏi mở đầu trang 28 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Chân trời sáng tạo – Bài 7. Thấu kính. Kính lúp. Hướng dẫn: Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo.
Câu hỏi/Đề bài:
Khi dọn lêu trại, giáo viên yêu cầu học sinh không được để chai thủy tinh hoặc chai nhựa đựng nước trong rừng vì có thể gây hỏa hoạn. Làm thế nào mà chai nước có thể tạo ra được ngọn lửa?
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet về ánh sáng.
– Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Tia tới và tia ló nằm ở hai bên của pháp tuyến.
Lời giải:
Chai nước có hình tròn, được coi là nhiều mặt phẳng ghép thành hình cong (tròn).
Ánh sáng mặt trời chiếu vào chai nước bi bẻ cong do, xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng nhiều (2-4 lần) lần. Các tia ló hội tụ vào 1 điểm, năng lượng từ các tia sáng mặt trời cộng lại tạo sức nóng đủ để bốc cháy các vật tại điểm đó. Trong rừng có nhiều cây cối, cành lá khô,… là các vật dễ cháy nên dễ dẫn đến hỏa hoạn.