Xác định số lần thực hiện của biến cố M, N, K. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố M, N. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 2 trang 70 vở thực hành Toán 8 tập 2 – Bài 32. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng. Một nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại một nhà máy trong 20 ngày rồi ghi lại số…
Đề bài/câu hỏi:
Một nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại một nhà máy trong 20 ngày rồi ghi lại số phế phẩm của nhà máy và thu được kết quả như sau:
Số phế phẩm |
0 |
1 |
2 |
3 |
≥4 |
Số ngày |
14 |
3 |
1 |
1 |
1 |
Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau:
a) M: “Trong một ngày nhà máy đó không có phế phẩm”
b) N: “Trong một ngày nhà máy đó chỉ có 1 phế phẩm”
c) K: “Trong một ngày nhà máy đó có ít nhất 2 phế phẩm”
Hướng dẫn:
– Xác định số lần thực hiện của biến cố M, N, K.
– Tính xác suất thực nghiệm của biến cố M, N, K
Lời giải:
a) Trong 20 ngày quan sát, có 14 ngày nhà máy không có phế phẩm. Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố M là \(\frac{{14}}{{20}} = \frac{7}{{10}} = 0,7\).
b) Trong 20 ngày quan sát, có 3 ngày nhà máy chỉ có một phế phẩm. Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố N là \(\frac{3}{{20}}\).
c) Trong 20 ngày quan sát, số ngày có ít nhất 2 phế phẩm là 1 + 1 + 1 = 3. Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố K là \(\frac{3}{{20}}\).