Tính số kết quả thuận lợi của biến cố A, B, C, D Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A, B, C. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 1 trang 74 vở thực hành Toán 8 tập 2 – Luyện tập chung trang 74. Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác xuất của biến cố sau: a) A:…
Đề bài/câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác xuất của biến cố sau:
a) A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc khác 6”
b) B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 3”
c) C: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc lớn hơn 2”
d) D: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số nguyên tố”
Hướng dẫn:
– Tính số kết quả thuận lợi của biến cố A, B, C, D
– Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A, B, C, D
Lời giải:
Có 6 kết quả có thể là đồng khả năng, đó là 1; 2; 3; 4; 5; 6 chấm.
a) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A, đó là 1; 2; 3; 4; 5 chấm. Do đó xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{5}{6}\).
b) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B, đó là 1; 2 chấm. Do đó xác suất của biến cố B là P(B) = \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).
c) Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố B, đó là 3; 4; 5; 6 chấm. Do đó xác suất của biến cố C là P(C) = \(\frac{4}{6} = \frac{2}{3}\).
d) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B, đó là 2; 3; 5 chấm. Do đó xác suất của biến cố D là P(D) = \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).