Lời giải Thực hành 1 Bài 5. Phân thức đại số (trang 26, 27) – SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Tìm điều kiện xác định của phân thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm giá trị của phân thức:
a) \(\dfrac{{{x^2} – 2x + 1}}{{x + 2}}\) tại \(x = – 3\), \(x = 1\)
b) \(\dfrac{{xy – 3{y^2}}}{{x + y}}\) tại \(x = 3\), \(y = – 1\)
Hướng dẫn:
– Tìm điều kiện xác định của phân thức
– Thay giá trị của \(x\), \(y\) vào rồi tính giá trị phân thức
Lời giải:
a) Điều kiện xác định: \(x \ne – 2\)
Khi \(x = – 3\) (thỏa mãn điều kiện xác định), ta có:
\(\dfrac{{{{\left( { – 3} \right)}^2} – 2.\left( { – 3} \right) + 1}}{{\left( { – 3} \right) + 2}} = \dfrac{{9 + 6 + 1}}{{ – 1}} = – 16\)
Khi \(x = 1\) (thỏa mãn điều kiện xác định), ta có:
\(\dfrac{{{1^2} – 2.1 + 1}}{{1 + 2}} = \dfrac{{1 – 2 + 1}}{3} = 0\)
Vậy giá trị của phân thức bằng \( – 16\) khi \(x = – 3\)
Giá trị của phân thức bằng \(0\) khi \(x = 1\)
b) Điều kiện xác định: \(x + y \ne 0\) hay \(x \ne – y\)
Khi \(x = 3\), \(y = – 1\) (thỏa mãn điều kiện xác định), ta có:
\(\dfrac{{3.\left( { – 1} \right) – 3.{{\left( { – 1} \right)}^2}}}{{3 + \left( { – 1} \right)}} = \dfrac{{ – 3 – 3.1}}{2} = \dfrac{{ – 3 – 3}}{2} = \dfrac{{ – 6}}{2} = – 3\)
Vậy giá trị của phân thức bằng \( – 3\) khi \(x = 3\), \(y = – 1\)