Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều b) Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần. Trả lời Giải Bài 3 trang 53 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều – hình chóp tứ giác đều. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều…
Đề bài/câu hỏi:
a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là \(10\)cm, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tam giác đều là \(12\)cm.
b) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là \(72\)dm, chiều cao là \(68,1\)dm, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều là \(77\)dm.
Hướng dẫn:
a) Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều
b) Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần, thể tích của hình chóp tứ giác đều
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là: \(\frac{{10.3}}{2}.12 = 180\) (\(c{m^2}\))
b) Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là: \(\frac{{72.4}}{2}.77 = 11088\) (\(d{m^2}\))
Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là: \({72^2}=5184\) (\(d{m^2}\))
Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là: \(11088 + 5184 = 16 272\) (\(d{m^2}\))
Thể tích của hình chóp tứ giác đều là: \(\frac{1}{3}.5184.68,1=117676,8\) (\(d{m^3}\))