Giải bài toán bằng cách lập phương trình ta thực hiện 3 bước sau: Bước 1. Vận dụng kiến thức giải Giải Bài 15 trang 42 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 6. Trong tháng 4, một công nhân nhận được tiền lương là 7 800 000 đồng gồm tiền lương của 24…
Đề bài/câu hỏi:
Trong tháng 4, một công nhân nhận được tiền lương là 7 800 000 đồng gồm tiền lương của 24 ngày làm việc bình thường và 4 ngày làm tăng ca (ngày Chủ nhật và ngày lễ). Biết tiền lương của một ngày tăng ca nhiều hơn tiền lương của một ngày làm việc bình thường là 200 000 đồng. Tính tiền lương của một ngày làm việc bình thường.
Hướng dẫn:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình ta thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Lập phương trình
– Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết.
– Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình.
Bước 3: Trả lời
– Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình , nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không.
– Kết luận.
Lời giải:
Gọi số tiền lương một ngày làm việc bình thường là \(x\) (đồng). Điều kiện \(x > 0\).
Vì tiền lương một ngày làm tăng ca cao hơn tiền lương một ngày làm bình thường là 200 000 đồng nên tiền lương một ngày làm tăng ca là \(x + 200000\) (đồng).
Vì tháng này người đó làm được 24 ngày bình thường nên số tiền lương ứng với 24 ngày làm việc bình thường là \(x.24 = 24x\) (đồng).
Vì tháng này người đó làm được 4 ngày tăng ca nên số tiền người đó nhận được ứng với 4 ngày tăng ca là \(\left( {x + 200000} \right).4 = 4x + 800000\) (đồng)
Vì tổng số tiền thu được là 7 800 000 đồng nên ta có phương trình:
\(24x + 4x + 800000 = 7800000\)
\(28x = 7800000 – 800000\)
\(28x = 7000000\)
\(x = 7000000:28\)
\(x = 250000\) (thỏa mãn điều kiện)
Vậy tiền lương mỗi ngày làm việc bình thường của người đó là 250 000 đồng.