Giải bài toán bằng cách lập phương trình ta thực hiện 3 bước sau: Bước 1. Vận dụng kiến thức giải Giải Bài 14 trang 42 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 6. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng….
Đề bài/câu hỏi:
Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 3 \(m\) và giảm chiều rộng 2 \(m\) thì diện tích giảm 90 \({m^2}\). Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
Hướng dẫn:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình ta thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Lập phương trình
– Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết.
– Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình.
Bước 3: Trả lời
– Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình , nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không.
– Kết luận.
Chú ý: Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài và chiều rộng.
Lời giải:
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là \(x\left( m \right)\). Điều kiện \(x > 0\).
Vì chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần chiều rộng của hình chữ nhật nên chiều dài của hình chữ nhật là \(3x\left( m \right)\).
Diện tích ban đầu của hình chữ nhật là \(3x.x = 3{x^2}\left( {{m^2}} \right)\).
Khi tăng chiều dài thêm 3 \(m\) thì chiều dài mới là \(3x + 3\left( m \right)\); khi giảm chiều rộng đi 2\(m\) thì chiều rộng mới là \(x – 2\left( m \right)\).
Diện tích hình chữ nhật mới là \(\left( {3x + 3} \right).\left( {x – 2} \right)\left( {{m^2}} \right)\).
Vì diện tích hình chữ nhật mới giảm 90 \({m^2}\) so với diện tích hình chữ nhật ban đầu nên ta có phương trình:
\(3{x^2} – \left( {3x + 3} \right)\left( {x – 2} \right) = 90\)
\(3{x^2} – \left( {3{x^2} – 6x +3x – 6} \right) = 90\)
\(3x=84\)
\(x=28\)
Vậy chiều rộng của hình chữ nhật là 28 m, chiều dài hình chữ nhật là: 3.28=84 m.