Khi \(n\) càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) càng gần \(P\left( A \right)\). Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 5 trang 95 SGK Toán 8 tập 2- Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 9. Thủy gieo một con xúc xắc cân đối 1000 lần…
Đề bài/câu hỏi:
Thúy gieo một con xúc xắc cân đối 1000 lần. Số lần xuất hiện mặt 6 chấm trong 1000 lần gieo đó có khả năng lớn nhất thuộc vào tập hợp nào sau đây?
A. {0; 1; …; 100}.
B. {101; 102; …; 200}.
C. {201; 202; …; 300}.
C. {301; 302; … ; 400}.
Hướng dẫn:
Khi \(n\) càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) càng gần \(P\left( A \right)\).
Lời giải:
Đáp án dúng là B
Xác xuất lí thuyết khi gieo một con xúc xắc để xuất hiện mặt 6 chấm là \(\frac{1}{6}\).
Gọi số lần xuất hiện mặt 6 khi gieo con xúc xắc là \(N\).
Xác suất thực nghiệm của việc gieo con xúc xắc 1000 lần là \(\frac{N}{{1000}}\).
Vì số lần gieo là lớn nên \(\frac{N}{{1000}} \approx \frac{1}{6} \Rightarrow N \approx 1000:6 \approx 167\).
Vậy số lần xuất hiện mặt 6 chấm trong 1000 lần gieo đó có khả năng lớn nhất thuộc vào tập hợp {101; 101; …; 200}.