Nếu tam giác \(ABC\) đồng dạng vớ tam giác \(A’B’C’\) theo tỉ số \(k\. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 2 trang 70 SGK Toán 8 tập 2- Chân trời sáng tạo – Bài 2. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Tam giác…
Đề bài/câu hỏi:
Tam giác \(ABC\) có độ dài \(AB = 4cm,AC = 6cm,BC = 9cm.\)Tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) và có chu vi bằng 66,5 cm. Hãy tính độ dài các cạnh của tam giác \(A’B’C’\).
Hướng dẫn:
– Nếu tam giác \(ABC\) đồng dạng vớ tam giác \(A’B’C’\) theo tỉ số \(k\) thì tỉ số chu vi của hai tam giác đó cũng bằng \(k\).
– Nếu tam giác \(ABC\) đồng dạng vớ tam giác \(A’B’C’\) theo tỉ số \(k\) thì \(\frac{{AB}}{{A’B’}} = \frac{{AC}}{{A’C’}} = \frac{{BC}}{{B’C’}} = k\).
Lời giải:
Vì tam giác \(ABC\) đồng dạng với tam giác \(A’B’C’\) nên tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\). Do đó, \(\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{B’C’}}{{BC}} = \frac{{A’C’}}{{AC}}\) (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)
Thay số, \(\frac{{A’B’}}{4} = \frac{{B’C’}}{9} = \frac{{A’C’}}{6}\). Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được:
\(\frac{{A’B’}}{4} = \frac{{B’C’}}{9} = \frac{{A’C’}}{6} = \frac{{A’B’ + B’C’ + A’C’}}{{4 + 6 + 9}} = \frac{{66,5}}{{19}} = 3,5\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{A’B’}}{4} = 3,5 \Rightarrow A’B’ = 3,5.4 = 14\\\frac{{A’C’}}{6} = 3,5 \Rightarrow A’C’ = 3,5.6 = 21\\\frac{{B’C’}}{9} = 3,5 \Rightarrow B’C’ = 3,5.9 = 31,5\end{array} \right.\)
Vậy \(A’B’ = 14cm,A’C’ = 21cm,B’C’ = 31,5cm\).