Trả lời Hoạt động 1 Bài 2. Ứng dụng của phương trình bậc nhất một ẩn (trang 45) – SGK Toán 8 Cánh diều. Hướng dẫn: Từ các số liệu của đề bài, viết biểu thức tính số học sinh học các môn theo \(x\).
Câu hỏi/Đề bài:
Trong bài toán cổ trên, gọi \(x\) là số học trò của nhà toán học Pythagore (\(x\) là số nguyên dương). Viết biểu thức với biến \(x\) biểu thị:
a) Số học trò Toán;
b) Số học trò học Nhạc;
c) Số học trò đăm chiêu.
Bài toán cổ:
Một người hỏi nhà toán học Pythagore rằng ông có bao nhiêu học trò. Ông trả lời: “Một nửa số học trò của tôi học Toán, một phần tư học Nhạc, một phần bảy đăm chiêu, ngoài ra có ba cô gái”.
Hướng dẫn:
Từ các số liệu của đề bài, viết biểu thức tính số học sinh học các môn theo \(x\).
Lời giải:
Số học trò của nhà toán học Pythagore là \(x\).
a) Số học trò học Toán là: \(\frac{1}{2}x\) (học trò).
b) Số học trò học Nhạc là: \(\frac{1}{4}x\) (học trò).
c) Số học trò đăm chiêu là: \(\frac{1}{7}x\) (học trò).