Áp dụng các hằng đẳng thức đã học để rút gọn các biểu thức A, B sau đó thay các giá trị vào tính. Lời giải Giải bài 4 trang 23 SGK Toán 8 tập 1 – Cánh diều – Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ. Tính giá trị của mỗi biểu thức:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính giá trị của mỗi biểu thức:
a) \(A = {x^2} + 6{\rm{x}} + 10\) tại x = -103
b) \(B = {x^3} + 6{{\rm{x}}^2} + 12{\rm{x}} + 12\) tại x = 8
Hướng dẫn:
Áp dụng các hằng đẳng thức đã học để rút gọn các biểu thức A, B sau đó thay các giá trị vào tính.
Lời giải:
a) Ta có: \(A = {x^2} + 6{\rm{x}} + 10 = {x^2} + 2.x.3 + {3^2} + 1 = {\left( {x + 3} \right)^2} + 1\)
Thay x = -103 vào biểu thức A rút gọn ta được:
\(A = {\left( { – 103 + 3} \right)^2} + 1 = 10000 + 1 = 10001\)
Vậy A = 10001 tại x = – 103
b) Ta có: \(B = {x^3} + 6{{\rm{x}}^2} + 12{\rm{x}} + 12 = {x^3} + 3.{x^2}.2 + 3.x{.2^2} + {2^3} + 4 = {\left( {x + 2} \right)^3} + 4\)
Thay x = 8 vào biểu thức B vừa rút gọn ta được:
\(B = {\left( {8 + 2} \right)^3} + 4 = {10^3} + 4 = 1004\)
Vậy B = 1004 tại x = 8