Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số để tính. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 8.11 trang 42 sách bài tập toán 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 31. Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Một túi đựng một số tấm thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4….
Đề bài/câu hỏi:
Một túi đựng một số tấm thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi. Biết rằng xác suất rút được tấm thẻ ghi số 3 gấp đôi xác suất rút được tấm thẻ ghi số 1; xác suất rút được tấm thẻ ghi số 2 gấp ba lần xác suất rút được tấm thẻ ghi số 3 và xác suất rút được tấm thẻ ghi số 2 bằng xác suất rút được tấm thẻ ghi số 4. Tính xác suất để rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố.
Hướng dẫn:
+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể:
+ Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:
Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);
Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;
Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;
Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.
Lời giải:
Gọi x, y, z, t lần lượt là số tấm thẻ ghi số 1, 2, 3, 4 và n là tổng số tấm thẻ trong túi.
Theo đề bài ta có: \(\frac{z}{n} = 2\frac{x}{n}\) nên \(z = 2x\); \(\frac{y}{n} = 3\frac{z}{n}\) nên \(y = 3z\), \(\frac{y}{n} = \frac{t}{n}\) nên \(y = t\)
Do đó, \(y = t = 6x,n = x + y + z + t = x + 6x + 2x + 6x = 15x\)
Vậy xác suất để rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố là xác suất để rút thăm được tấm thẻ ghi số 2 hoặc số 3. Vậy \(P = \frac{{y + z}}{n} = \frac{{6x + 2x}}{{15x}} = \frac{8}{{15}}\)