Để mức giá cân bằng (tức là mức giá mà lượng cung bằng lượng cầu) của áo phông tại buổi biểu diễn này thì \(S\left(. Phân tích và giải Giải bài 7.50 trang 37 sách bài tập toán 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 7. Giả sử rằng lượng cung S và lượng cầu D về áo phông tại một buổi biểu diễn được cho…
Đề bài/câu hỏi:
Giả sử rằng lượng cung S và lượng cầu D về áo phông tại một buổi biểu diễn được cho bởi các hàm số sau: \(S\left( p \right) = – 600 + 10p,D\left( p \right) = 1\,200 – 20p\), trong đó p (nghìn đồng) là giá tiền của một chiếc áo phông.
a) Tìm mức giá cân bằng (tức là mức giá mà lượng cung bằng lượng cầu) của áo phông tại buổi biểu diễn này.
b) Vẽ đồ thị của hai hàm số S(p) và D(p) trên cùng một hệ trục tọa độ.
c) Từ kết quả của câu b, xác định mức giá của áo phông mà lượng cung lớn hơn lượng cầu. Khi đó, điều gì sẽ xảy ra?
Hướng dẫn:
a) Để mức giá cân bằng (tức là mức giá mà lượng cung bằng lượng cầu) của áo phông tại buổi biểu diễn này thì \(S\left( p \right) = D\left( p \right)\), từ đó tính được p.
b) Sử dụng kiến thức về cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) để vẽ đồ thị:
+ Khi \(b = 0\) thì \(y = ax\). Đồ thị của hàm số \(y = ax\) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; a)
+ Khi \(b \ne 0\), ta thường xác định hai điểm đặc biệt trên đồ thị là giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ như sau:
– Cho \(x = 0\) thì \(y = b\), ta được điểm P(0; b) thuộc trục tung Oy.
– Cho \(y = 0\) thì \(x = \frac{{ – b}}{a}\), ta được điểm \(Q\left( { – \frac{b}{a};0} \right)\) thuộc trục hoành Ox.
– Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q ta được đồ thị của hàm số \(y = ax + b\)
Lời giải:
a) Theo đầu bài ta có: \(S\left( p \right) = D\left( p \right)\) nên \( – 600 + 10p = 1\;200 – 20p,\)
\(30p = 1\;800\)
\(p = 60\) (nghìn đồng)
b) Đồ thị hàm số \(y = S\left( p \right) = – 600 + 10p\) đi qua \(A\left( {0;\; – 600} \right),G\left( {60;0} \right)\)
Đồ thị hàm số \(y = D\left( p \right) = 1\,200 – 20p\) đi qua \(M\left( {0;\;1\;200} \right),G\left( {60;0} \right)\)
c) Từ đồ thị trên, ta thấy khi giá của mỗi chiếc áo lớn hơn 60 nghìn đồng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu. Khi đó, sẽ có một lượng áo phông bị tồn kho vì không bán được.