Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt \(k\) chấm” \(\left( {k \in \mathbb{N}. Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 32 trang 32 sách bài tập toán 8 – Cánh diều – Bài tập cuối Chương 6. Gieo một con xúc xắc 6 mặt 100 lần được kết quả như sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc 6 mặt 100 lần được kết quả như sau:
Mặt |
1 chấm |
2 chấm |
3 chấm |
4 chấm |
5 chấm |
6 chấm |
Số chấm xuất hiện |
16 |
14 |
19 |
15 |
17 |
19 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:
a) “Gieo được mặt có 3 chấm”;
b) “Gieo được mặt có số chẵn chấm”.
Hướng dẫn:
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt \(k\) chấm” \(\left( {k \in \mathbb{N},1 \le k \le 6} \right)\) khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng: Số lần xuất hiện mặt \(k\) chấm/Tổng số lần gieo xúc xắc.
Lời giải:
a) Gieo xúc xắc 100 lần được mặt 3 chấm xuất hiện 19 lần. Vì vậy, xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt có 3 chấm” là \(\frac{{19}}{{100}}\).
b) Số lần gieo được mặt chẵn chấm là \(14 + 15 + 19 – 48\).
Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt có chẵn chấm” là \(\frac{{48}}{{100}} = \frac{{12}}{{25}}\).