Trả lời Câu hỏi vận dụng trang 37 SGK – Bài 6. Kinh tế – văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam, em hãy:
a, Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI-XVIII.
b, Đề xuất những giải pháp để bảo tồn làng nghề đó.
Lời giải:
a, Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:
– Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
– Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
– Làng dệt La Khê (Hà Nội)
– Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),…
Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, mà còn một trong những nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ. Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới.
b, Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:
– Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề
– Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.
– Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.
– Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.