Trang chủ Lớp 8 Lịch sử và Địa lí lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi luyện tập trang 37: Hoàn thành bảng tóm tắt về...

Câu hỏi luyện tập trang 37: Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét chính trong kinh tế, tôn giáo và văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII

Lời giải Câu hỏi luyện tập trang 37 SGK – Bài 6. Kinh tế – văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Gợi ý: Đọc nội dung mục 1 trang 33 – 35 SGK.

Câu hỏi/Đề bài:

Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét chính trong kinh tế, tôn giáo và văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII.

Hướng dẫn:

Đọc nội dung mục 1 trang 33 – 35 SGK

Lời giải:

Kinh tế

* Nông nghiệp

– Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra, thời kì Mạc Đăng Dung là thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa

+ Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam – Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy

+ Từ cuối thế kỉ XVII, sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.

– Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

* Thủ công nghiệp

– Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,…

– Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,… vẫn tiếp tục phát triển.

– Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,…

* Thương nghiệp

– Về nội thương: ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển

+ Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

+ Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,…

– Về ngoại thương: phát triển mạnh

– Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,…

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

– Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Tôn giáo

– Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

– Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

– Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

– Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chưa phổ cập rộng rãi.

– Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

– Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

Văn hóa

* Về chữ viết:

– Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt => Hình thành nên loại chữ tiện lợi, khoa học: chữ Quốc ngữ

– Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.

* Về văn học:

– Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

– Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều…

– Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

* Về khoa học – kỹ thuật:

– Sử học: có nhiều công trình tiêu biểu: Ô châu cận lục (Dương Văn An), Phủ biên tạp lục (Lê Qúy Đôn), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)

– Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá

– Quân sự: Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

– Y học có Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác).

– Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

* Về nghệ thuật:

– Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

– Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

– Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.