Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Câu hỏi trang 163 Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều:...

Câu hỏi trang 163 Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều: CHNêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường

Giải chi tiết Câu hỏi trang 163 Chủ đề 7. Cơ thể người SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Gợi ý: Khi đội mũ bảo hiểm điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ tham gia lao động sẽ.

Câu hỏi/Đề bài:

CH1:

Nêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy.

Hướng dẫn:

Khi đội mũ bảo hiểm điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ tham gia lao động sẽ giúp ta bảo vệ được não bộ (nằm trong hộp sọ) – là bộ phận thần kinh trung ương

Lời giải:

Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra.

Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

CH2:

Giải thích tại sao những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,…dễ bị giảm thính lực

Hướng dẫn:

Nhớ lại sơ đồ đường đi của âm thanh vào ốc tai.

Khi có âm thanh cường độ cao tác động thường xuyên gây ảnh hưởng tới tai, cụ thể là các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai.

Lời giải:

Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).