Đáp án Câu 4.18 Bài 4. Dung dịch và nồng độ (trang 11, 12, 13, 14) – SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 8 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào dung dịch và nồng độ.
Câu hỏi/Đề bài:
Để xác định độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng, người ta làm như sau:
Bước 1: Đun khoảng 60 mL nước đến 80 °C, thêm khoảng 40 g KCl vào nước nóng, khuấy đều.
Bước 2: Cân 1 đĩa thuỷ tinh, thấy khối lượng 9,8 g.
Bước 3: Chờ hỗn hợp hạ xuống nhiệt độ phòng, sau đó hút một lượng dung dịch, cho vào đĩa thuỷ tinh và cân, thấy khối lượng (đĩa thuỷ tinh + dung dịch) là 19,6 g.
Bước 4: Cho đĩa thuỷ tinh vào tủ sấy ở 90 °C, làm khô, cân lại được khối lượng 12,6g.
a) Hãy tính độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng.
b) Nếu ở bước 1 lấy nhiều hơn 40 g KCl thì có được không?
Hướng dẫn:
Dựa vào dung dịch và nồng độ
Lời giải:
a) Khối lượng dung dịch bão hoà đã lấy:
mdd = 19,6 – 9,8 = 9,8 (g).
Khối lượng KCl trong lượng dung dịch này:
mKCl = 12,6 – 9,8 = 2,8 (g).
Khối lượng nước trong dung dịch bão hoà:
mnước = 9,8 – 2,8 = 7,0 (g).
Vậy độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng:
S=\(\frac{{{m_{KCl}}}}{{{m_{H2O}}}}.100 = \frac{{2,8}}{{7,0}}.100 = 40(g/100{H_2}O)\)
b) Ban đầu lấy hơn 40 g KCl cũng được (cần lấy lượng chất tan và dung môi để đảm bảo tạo được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng).