Trang chủ Lớp 8 Giáo dục công dân lớp 8 Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1 trang 16 Bài 3 GDCD 8 Kết nối...

Câu hỏi mục 1 trang 16 Bài 3 GDCD 8 Kết nối tri thức: Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo Niu-tơn (1642 – 1727) là nhà vật lí, thiên văn học, toán học thiên tài

Giải Câu hỏi mục 1 trang 16 Bài 3 Giáo dục công dân (GDCD) lớp 8 Kết nối tri thức – Bài 3. Lao động cần cù – sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc câu chuyện, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo

Niu-tơn (1642 – 1727) là nhà vật lí, thiên văn học, toán học thiên tài, được mệnh danh là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử. Suốt cuộc đời của mình, ông đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất như: định luật vạn vật hấp dẫn, ba quy luật về chuyển động, phép tính vi phân, tích phân, kính viễn vọng phản xạ, đồng hồ mặt trời,…

Vốn là người say mê nghiên cứu khoa học, hằng ngày ông thường giam mình trong phòng làm việc để đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ. Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.

Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn “Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên”. Có thể nói mỗi câu chữ, mỗi trang sách đều là một phần trái tim, khối óc của ông.

(Theo Ramus Hoài Nam, Issac Newton – Nhà khoa học vĩ đại, NXB Thanh Niên, 2022)

a) Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên.

b) Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt?

c) Em hiểu thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

d) Em học hỏi được điều gì từ những tám gương lao động cần cù, sáng tạo trên?

Lời giải:

a. Biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn

+ Niu-tơn đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất.

+ Hằng ngày Niu-tơn thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ.

+ Khi xin được một chiếc hộp xinh xắn từ nhà dược học Cờ-lác, Niu-tơn đã cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.

+ Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn “Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên”.

b. Để chế tạo được rô-bốt, các bạn học sinh trong tranh đã:

+ Kiên trì, miệt mài và thử nghiệm nhiều lần.

+ Dù trải qua nhiều thất bại nhưng các bạn vẫn kiên trì, quyết tâm thực hiện đến cùng, không nản chí.

+ Nhờ cải tiến bộ điều khiển, cuối cùng, các bạn học sinh đã chế tạo thành công rô-bốt.

c. – Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

– Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động sáng tạo:

+ Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả;

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

d. Từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên, em học hỏi được:

+ Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.