Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức Bài mẫu 2 Em hãy phân tích nhân vật mà mình yêu...

Bài mẫu 2 Em hãy phân tích nhân vật mà mình yêu thích trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều Văn mẫu 7: Là em của Mên, Mon hồn nhiên và có phần ngây thơ hơn anh. Trong các cuộc trò chuyện ta có thể thấy với anh trai Mon rất lễ phép

Hướng dẫn giải Bài mẫu 2 Em hãy phân tích nhân vật mà mình yêu thích trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Là em của Mên, Mon hồn nhiên và có phần ngây thơ hơn anh. Trong các cuộc trò chuyện ta có thể thấy với anh trai Mon rất lễ phép. Mon cũng như Mên, rất lương thiện khi thương lũ chim ngoài bãi, sợ đàn chim sẽ bị nước cuốn trôi. Mon là người em ngoan ngoãn, thức dậy và gọi anh, chia sẻ với anh mọi suy nghĩ. Mon nhắc Mên về lũ chim chìa vôi ngoài bãi. Mon hành động theo trái tim một đứa trẻ, chính điều ấy đã giúp cho ta cảm thấy được sự thánh thiện trong con người em. Như mọi đứa trẻ khác tò mò về tự nhiên, Mon cũng thế. Em lần lượt thắc mắc đặt các câu hỏi liên tiếp với người anh của mình. Chính em là người gợi mở dẫn bạn đọc tới với đàn anh trai mọi chuyện, ta có thể tưởng tượng ra em hẳn sẽ là một cậu bé hiếu động với hàng vạn “câu hỏi vì sao”. Tất cả những thắc mắc của em đều xoay quanh đàn chìa vôi giữa sông…

Trong phần hai, chính Mon cũng đề nghị Mên đi cứu bầy chìa vôi: “Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng vào bờ, anh ạ”. Lời đề nghị của Mon đã khiến cho Mên quyết định đi cứu bầy chìa vôi. Mon mặc dù rất thương đàn chim nhưng em vẫn là một đứa trẻ nên vẫn sợ hãi bởi sấm chớp và những thứ siêu nhiên do trí tưởng tượng của em.

Có lẽ, sự đồng hành và tin tưởng anh trai đã khiến Mon tiếp thêm động lực, em không còn run và sợ nữa. Hai đứa trẻ với suy nghĩ ngây thơ là cứu đàn chìa vôi đã trốn bố mẹ đội mưa, chèo đò ra sông. Hành trình ấy khiến cho ta đôi lúc lo lắng cho sự an toàn của lũ trẻ. Bởi dòng nước của sông Đáy vào mùa lũ cũng không hiền hòa như vẻ dịu dàng ngày thường của nó. “Mái chèo gặp nước xiết trở nên nặng khủng khiếp. Hai đứa bé không sao quậy nổi mái chèo. Mưa vẫn rầm rập. Dòng sông dâng lên nghiêng ngả.”. Hai anh em mất sào đò là lúc bạn đọc nín thở theo hành trình nguy hiểm của hai anh em: “Hai đứa trẻ nắm tay nhau lảo đảo đi trên nhữn tấm ván cập kênh trong lòng đò xuống phía mái chèo. Phải rất vất vả chúng mới hạ được cái mái chèo gỗ to và nặng xuống nước…”. Trong lúc nguy hiểm như vậy Mon đã khóc, nhưng em không thừa nhận với anh, chỉ vì sợ anh lo lắng, sợ sẽ khiến anh khóc theo mình. Một chi tiết đắt giá, cho thấy được tấm lòng của em dành cho anh trai mình, mặc dù là một đứa trẻ có phần ngây thơ nhưng em rất hiểu chuyện.

Chắc hẳn Mon đã rất sợ hãi, nhưng chính sự yêu thương và tấm lòng lương thiện của hai anh em đã giúp chúng vượt qua được sức mạnh của mưa bão: “Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng hai đứa bé chừng gần hai cây số con đò mới dạt được vào bờ.

– Vào bờ rồi anh ơi – Thằng Mon kêu lên sung sướng.”

Mon là đứa trẻ cảm xúc buồn vui rõ ràng, sự sung sướng của em rất dễ hiểu. Hai anh em đã có một hành trình đáng nhớ, đã vượt qua bão tố. Hành trình ấy sẽ trở thành một kỉ niệm tuổi thơ của hai em, và đó cũng là bí mật nhỏ của cả hai. Vượt qua những nguy hiểm chúng vẫn là những đứa trẻ ngây thơ, vẫn lo lắng cho đàn chim, mặc dù chính mình vừa gặp phải nguy hiểm. Khi thấy đàn chim tung cánh bay trên bầu trời cả hai đều khóc bởi hạnh phúc, cả hai đã lo lắng, mạo hiểm, mong ước của hai em đã được thực hiện. Sau đó, anh Mên hỏi lí do khocs, sự phụng phịu ngại ngùng của Mon làm em đáng yêu hơn bao giờ hết. Một chi tiết nhỏ nhưng ta thấy được sự tinh tế và am hiểu tâm lí trẻ thơ của tác giả.

Nguyễn Quang Thiều rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, tác giả đã xây dựng được hai hình tượng nhân vật hai đứa trẻ ngây thơ, yêu thiên nhiên, biết lắng nghe thế giới tự nhiên. Và có lẽ, chỉ những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ mới đồng cảm và cảm nhận được linh hồn mà thế giới tự nhiên đem tới.