Hướng dẫn cách giải/trả lời Cảm nhận khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh – Bài 4. Nghị luận văn học – Văn mẫu 7 Cánh Diều. Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ biểu lộ một hồn thơ nồng nàn,…
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu như Thuyền và biển, Sóng,… trong đó bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Tiếng gà trưa ai nhảy ổ cục… cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quả trứng hồng, đàn gà chiu chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt: ổ rơm vàng óng lăn lóc những quả trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan xen các màu trắng, đen hồng… trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá: ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ của người cháu đang trên đường hành quân.