Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Cánh Diều Bài mẫu 2 Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong...

Bài mẫu 2 Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng Văn mẫu 7 – Cánh Diều: Trong đoạn trích ta có thể thấy được sự ham học của Côn. Tác phẩm đã đưa người đọc trở về thời niên thiếu của Bác Hồ

Đáp án Bài mẫu 2 Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng – Văn mẫu 7 Cánh Diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Trong đoạn trích ta có thể thấy được sự ham học của Côn. Tác phẩm đã đưa người đọc trở về thời niên thiếu của Bác Hồ, từ lúc cất tiếng khóc chào đời tại làng Chùa quê ngoại, đến khi rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20 đầy khát vọng. Trong đoạn trích này tác giả chủ yếu là vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Nghệ qua con mắt nhìn và sự đánh giá của những đứa trẻ. Mỗi di tích mỗi câu chuyện là một góc nhìn của cậu bé Côn. Dưới sự giáo dục tỉ mỉ của người cha Nguyễn Sinh Sắc. Trước đó, Côn đã biết nhận ra lỗi lầm của mình khi nói hỗn với anh và bị cha nhắc nhở:

“Côn đặt chiếc khăn gói trên vai xuống bãi cỏ, khoanh hai tay trước ngực, giọng chân thành:

– Xin anh cả tha lỗi cho em…

Cậu cả Khiêm rơm rớm nước mắt, chạy lại xách tay nải lên:

– Để anh mang đỡ em một đoạn kẻo em mệt đi không kịp cha”. Một chi tiết nhỏ nhưng ta cũng thấy được sự lễ phép ngoan ngoãn của cậu bé. Cậu bé Côn ngay từ nhỏ đã thể hiện được sự thông minh ham học hỏi. Em liên tục thắc mắc và hỏi cha về cảnh vật xung quanh mỗi nơi mình đi qua.

Khi được nghe cha kể về câu chuyện về An Dương Vương, gắn với lông ngỗng mà nàng Mỵ Châu rải đường em đã đánh giá khách quan với cái nhìn đa chiều. Cái nhìn từ góc độ nhân dân. Biết cảm thông cho Mỵ Châu nhẹ dạ, biết thương An Dương Vương mất nước phải trầm mình xuống biển. Côn không giống những cậu bé khác em đánh giá mọi chuyện trong cuộc sống hết sức khách quan đa chiều. Mỗi cái nhìn của em về một sự vật sự việc đều thể hiện tốt chất của một lãnh đạo tài ba trong tương lai. Em không chỉ thấy được sự tài tình của trí tưởng tượng dân gian mà còn giúp ta thấy được cả sự nham hiểm của kẻ thù: “Côn nói, vẻ thán phục:

– Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy hay tuyệt, tài tình lắm. Con nhận thấy vua nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm. Chàng Trọng Thủy ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt. Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, thành thật muốn hai nước ở kè nhau có hòa hiếu để dân được sống yên ổn làm ăn. Nhưng vua nước ta lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da. Cha vậy, con vậy thì giữ nước làm sao được? Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng không khinh được vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước, chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.”

Một người trưởng thành, đủ hiểu biết chưa chắc đã đánh giá được như em… Đánh giá của em khiến người cha (mặc dù đã là cụ Phó Bảng) cũng phải “sững sờ” suy ngẫm.

Khi được cha kể sự tích về vùng Ba Hòn, là đứa trẻ ham học hỏi Côn chỉ chơm chớp mắt nhìn theo. Em đánh giá về câu chuyện như một người trưởng thành, luôn nhìn mọi vật từ góc độ văn hóa dân gian và cái đẹp. Em thốt lên khi nghe xong tích xưa: “Ước vọng của dân ta thật là đẹp. Tưởng tượng của người ta đến là tuyệt! Phải không cha?”. Em đã nhìn ra ước vọng đằng sau suy ngẫm của em về một tạo vật, mỗi danh thắng quê hương và ước vọng của nhân dân.

Khi thấy đền thờ Qủa Sơn to hơn đền thờ An Dương Vương, cậu bé Côn đã suy ngẫm ra triết lí làm quan ở đời. Nếu quan thương dân lo cho dân sẽ được nhân dân đời đời nhớ ơn lập đền thờ phụng. Nếu quan không thương dân chỉ biết vơ vét, hại dân sẽ bị tiếng nhơ muôn đời. Ông Phó Bảng giảng giải cho cậu bé Côn càng hiểu rõ hơn.

Cậu cũng yêu thơ và có tài làm thơ. Cậu thuộc câu vè của bà, thuộc Truyện Kiều của Nguyễn Du và gặp cảnh vật nào cậu có thể ngâm thơ để bình về cảnh vật ấy. Qua đó, ta cũng thấy được ngay từ nhỏ cậu bé Côn đã nhận được sự giáo dục tỉ mỉ của gia đình. Cụ Phó Bảng là một người am hiểu về nhiều góc độ văn hóa, Côn đã lĩnh hội và học hỏi bồi dưỡng nhân cách từ chính vốn văn hóa bình dân gần gũi ấy. Khi được cha giải thích cho con lí do cụ Nguyễn Du lại không được thờ phụng, lại có nơi thờ thằng ăn trộm và khắc rõ chữ “Đạo tặc tối linh tôn thần”. Cậu cũng phát hiện ra thứ phi lí ở đời. Có lẽ, trong xã hội những kẻ trộm cướp, đạo tặc luôn quấy phá xã hội và dân ta thờ phường trộm cướp là để chúng không quấy phá nhiễu loại khi đã chết đi. Nhưng với đầu óc của một đứa trẻ Côn vẫn chưa hiểu hết được những điều ấy.

Dưới ngòi bút của Sơn Tùng, khoảng đời niên thiếu của Bác được tái hiện sinh động bằng những chi tiết cuộc sống thường nhật với nỗi buồn, niềm vui, đắng cay, hiếu thảo, ham học, tò mò… Hình ảnh bé Côn với nét tính cách tinh nghịch, hóm hỉnh, thơ ngây hiển hiện trong đầu bạn đọc. Tuổi thơ của cậu bé Côn vừa được đắm mình trong môi trường quê hương, vừa nhận được sự giáo dục của người cha nghiêm khắc và mực thước. Điều đó góp phần hình thành tính cách tốt đẹp của Côn sau này.

Qua ngòi bút Sơn Tùng, Bác Hồ thời niên thiếu hiện lên với nét thông minh hơn người, bản lĩnh độc đáo nhưng không phải là thần đồng bẩm sinh, mà là quá trình tự rèn luyện, học tập, tu dưỡng, tiếp thu tinh hoa dân tộc.