Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức Đề thi học kì 1 – Đề số 7 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi học kì 1 – Đề số 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: Phần I: (0. 25 điểm): Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? A. Biểu cảm B. Nghị luận C

Lời giải Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 7 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.25 điểm):

Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là ai?

A. Bác công nhân Phi-líp

B. Chị Blăng-sốt

C. Xi-mông

D. Người kể vắng mặt

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản và chú ý lời kể

Lời giải:

Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là người kể vắng mặt

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái?

A. Đau khổ đến muốn chết

B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi

C. Vừa đau buồn lại chợt vui

D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản từ đầu đến “…khóc hoài

Lời giải:

Khi đuổi bắt con nhái, Xi-mông ở trong trạng thái vừa đau buồn lại chợt vui

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Ý nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố?

A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng

B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi

C. Vừa đau buồn lại chợt vui

D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản từ “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng… cho chết đuối

Lời giải:

Tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố là vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Ý nào nêu nhận xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông?

A. Là kết quả của phép màu kì diệu

B. Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động

C. Đã được dự báo từ trước

D. Là tự nhiên, do bác Phi-líp có ý từ lâu

Hướng dẫn:

Đọc văn bản từ “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng… bỏ đi rất nhanh”

Lời giải:

Sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông là bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì?

A. Vì muốn tạo trò vui

B. Vì thói vô cảm, độc ác

C. Vì định kiến của người lớn

D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, chú ý chi tiết Xi-mông nói với bác Phi-líp và chị Blăng-sốt

Lời giải:

Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông?

A. Vì lời đề nghị của Xi-mông quá bất ngờ

B. Vì hoàn cảnh gia đình của thiếu phụ Blăng-sốt

C. Vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông

D. Vì bác khỏe mạnh và thường hay giúp đỡ người khác

Hướng dẫn:

Đọc văn bản từ “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng… bỏ đi rất nhanh”

Lời giải:

Bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.25 điểm):

Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì?

A. Không nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông

B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông

C. Hãy đối xử nhân hậu với những con người thiệt thòi, đau khổ

D. Mong Xi-mông được hạnh phúc và có một ông bố.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản và cảm nhận thông điệp của câu chuyện

Lời giải:

Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là; Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.25 điểm):

Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu sau có giống nhau không? Em hãy giải thích vì sao.

“Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu”.

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và từ mượn để trả lời

Lời giải:

Ý nghĩa của yêu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở trong câu trên không giống nhau. Một chỉ người lao động, một để chỉ phẩm chất nhân hậu của con người.

Phần II.

Câu 1 (2 điểm):

Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Hướng dẫn:

Dựa vào chức năng của phó từ để xác định

Lời giải:

a.

Phó từ: không bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ nghĩ

Phó từ: ra, được bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả hành động nghĩ

b.

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: chả bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ chẳng

Phó từ: sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian tương lai cho động từ học tập

c. Phó từ: cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ đứng dậy

d.

Phó từ: quá bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ ngoan

Câu 2 (5 điểm):

Hãy phân tích câu chuyện về trò chơi của hai bố con ở vườn hoa và món quà trong truyện ngắn Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần

Hướng dẫn:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải:

Bài tham khảo:

Truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà, là một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta, cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những “món quà” của các nhân vật.

Bằng sự nỗ lực của bản thân, lời động viên của bố, nhân vật “tôi” đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác. Đó là đố và giải đố để xác định khoảng cách. Với bố, đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Với người chú, ban đầu không tin nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được khiến chú phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!”. Sự tự giác và khả năng đặc biệt đã cứu được bạn Tý.

Đố và giải đố bằng khứu giác để xác định từng loài hoa. Nhắm mắt lại, ngửi rồi gọi tên nó. Sau mỗi lần bố đều phải xác nhận lại. Câu đố cũng được lặp đi lặp lại cho đến khi nhân vật “tôi” nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa. Đến mức có thể cảm nhận được hoa hồng nở kể cả khi không nhìn thấy. Còn biết hoa gì từng mùa, hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Phân biệt được một lúc những hoa đang nở. Câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu “thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình. Qua đó, chúng ta thấy tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.

Câu chuyện về món quà của Tý đem cho bố những trái ổi to đều được bọc ni lông đang hoàng đã khẳng định rằng một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó. Với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đáo hoa, những món quà, tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những “món quà” của các nhân vật.