Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 Đề...

Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Đáp án Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

YÊU LẮM QUÊ HƯƠNG

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

(Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tám chữ

Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì?

A. Tình mẫu tử

B. Tình bạn

C. Tình phụ tử

D. Tình yêu quê hương đất nước

Câu 4. Từ “no” đặt trong ngữ cảnh câu thơ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa nào sau đây?

A. Ở trạng thái nhu cầu sinh lí về ăn uống được thỏa mãn đầy đủ

B. Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa

C. Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được

D. Dung dịch không thể hòa tan thêm nữa hay hợp chất hữu cơ không thể kết hợp thêm nguyên tố nào nữa

Câu 5. Điệp ngữ “em yêu”, “yêu” được sử dụng trong bài thơ diễn tả điều gì?

A. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với thiên nhiên

B. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với quê hương

C. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cha mẹ

D. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cảnh vật, con người, với quê hương đất nước

Câu 6. Những hình ảnh nào trong bài thơ đang dần trở thành hoài niệm trong cuộc sống hiện đại?

A. Dòng sông, cánh đồng

B. Tầng mây, cầu vồng

C. Khói bếp, mái lá

D. Đường đê, hoa màu

Câu 7. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ khơi gợi điều gì?

A. Bức tranh con người lao động sôi nổi, hào hứng, say mê

B. Bức tranh làng quê quen thuộc, đẹp đẽ, bình dị, thân thương

C. Bức tranh tình cảm gia đình sum vầy, ấm áp yêu thương

D. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa sinh động, tươi đẹp

Câu 8. Các từ láy lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi có tác dụng gì sau đây?

A. Diễn tả sinh động bức tranh thiên nhiên và con người

B. Khắc họa chân thực các khoảnh khắc cuộc sống vô tình bắt gặp

C. Gợi sự bình yên, nhẹ nhàng, vương vấn, yêu thương trong tâm hồn

D. A và C đúng

Câu 9. Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Câu 10. Em hãy viết khoảng 3-5 dòng để chia sẻ về vai trò của quê hương hoặc tình yêu quê hương đối với mỗi người.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Nhân vật là linh hồn của một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em ấn tượng nhất để làm rõ được thông điệp của tác giả.