Ở câu a, ta sẽ phân tích thành nhân tử chung rồi rút gọn – Ở câu b. Gợi ý giải Giải bài 2 trang 22 vở thực hành Toán 7 – Bài tập cuối chương 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a, \(\frac{{{3^{12}} + {3^{15}}}}{{1 + {3^3}}};\)
b,\(2:{\left( {\frac{1}{2} – \frac{2}{3}} \right)^2} + 0,{125^3}{.8^3} – {\left( { – 12} \right)^4}:{6^4}.\)
Hướng dẫn:
– Ở câu a, ta sẽ phân tích thành nhân tử chung rồi rút gọn
– Ở câu b, ta sẽ thực hiện phép tính trong ngoặc rồi áp dụng các tính chất của nhân chia lũy thừa cùng cơ số, cùng số mũ.
Lời giải:
a,\(\begin{array}{l}\frac{{{3^{12}} + {3^{15}}}}{{1 + {3^3}}}\\ = \frac{{{3^{12}}.\left( {1 + {3^3}} \right)}}{{1 + {3^3}}}\\ = {3^{12}}.\end{array}\)
b,
\(\begin{array}{l}2:{\left( {\frac{1}{2} – \frac{2}{3}} \right)^2} + 0,{125^3}{.8^3} – {\left( { – 12} \right)^4}:{6^4}\\ = 2:{\left( {\frac{3}{6} – \frac{4}{6}} \right)^2} + {\left( {0,125.8} \right)^3} – \frac{{{{\left( { – 12} \right)}^4}}}{{{6^4}}}\\ = 2:{\left( {\frac{{ – 1}}{6}} \right)^2} + {1^3} – \frac{{{{12}^4}}}{{{6^4}}}\\ = 2:\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^2}}}{{{6^2}}} + 1 – {\left( {\frac{{12}}{6}} \right)^4} = 2:\frac{1}{{{6^2}}} + 1 – {2^4}\\ = {2.6^2} + 1 – {2^4}\\ = 2.36 + 1 – 16\\ = 72 + 1 – 16\\ = 57.\end{array}\)