Giải chi tiết Hoạt động Bài 4. Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế (trang 20, 21) – SGK Toán 7 Kết nối tri thức. Gợi ý: Thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên đã học ở lớp 6.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên rồi tính:
\(\begin{array}{l}a)10 + 36:2.3;\\b)[5 + 2.(9 – {2^3})]:7\end{array}\)
Hướng dẫn:
Thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên đã học ở lớp 6.
Lời giải:
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa –> nhân và chia –> cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ( ) –> [ ] –> { }
Áp dụng:
\(\begin{array}{l}a)10 + 36:2.3\\ = 10 + 18.3\\ = 10 + 54\\ = 64\\b)[5 + 2.(9 – {2^3})]:7\\ = [5 + 2.(9 – 8)]:7\\ = (5 + 2.1):7\\ = 7:7\\ = 1\end{array}\)