Sử dụng tính chất của tam giác cân và tia phân giác b) Từ câu a suy ra AE = AF c) Tam giác IEF. Giải chi tiết Giải bài 4 trang 63 SGK Toán 7 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Tam giác cân. Cho tam giác ABC cân tại A (Hình 16). Tia phân giác của góc B cắt AC tại F,…
Đề bài/câu hỏi:
Cho tam giác ABC cân tại A (Hình 16). Tia phân giác của góc B cắt AC tại F, tia phân giác của góc C cắt AB tại E.
a) Chứng minh rẳng \(\widehat {ABF} = \widehat {ACE}\)
b) Chứng minh rằng tam giác AEF cân
c) Gọi I là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tam giác IBC và tam giác IEF là những tam giác cân
Hướng dẫn:
a) Sử dụng tính chất của tam giác cân và tia phân giác
b) Từ câu a suy ra AE = AF
c) Tam giác IEF chứng minh cân bằng cách chứng minh 2 cạnh bên bằng nhau
Chứng minh IBC cân vì 2 góc đáy bằng nhau
Lời giải:
a) Vì tam giác ABC cân tại A
\( \Rightarrow \widehat B = \widehat C \Rightarrow \dfrac{1}{2}\widehat B = \dfrac{1}{2}\widehat C \Rightarrow \widehat {ABF} = \widehat {ACE}\)
b) Xét \(\Delta ECA\) và \(\Delta FBA\)có:
\(\widehat{A}\) chung
AB = AC
\(\widehat {ABF} = \widehat {ACE}\)
\( \Rightarrow \)\(\Delta ECA\)= \(\Delta FBA\)( g – c – g )
\( \Rightarrow AE = AF và EC = BF\) (2 cạnh tương ứng)
\( \Rightarrow \Delta AEF\) cân tại A
c) Xét tam giác IBC có :
\(\widehat B = \widehat C \Rightarrow \dfrac{1}{2}\widehat B = \dfrac{1}{2}\widehat C \Rightarrow \widehat {ICB} = \widehat {IBC}\)
Do đó, tam giác IBC cân tại I ( 2 góc ở đáy bằng nhau )
\( \Rightarrow IB = IC\)( cạnh tương ứng )
Vì EC = BF ( câu b) và IB = IC
\( \Rightarrow \) EC – IC = BF – BI
\( \Rightarrow \) EI = FI
\( \Rightarrow \Delta IEF\) cân tại I