Sử dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác và tính chất 2 góc đáy tam giác cân b) Chứng minh AM = AN. Gợi ý giải Giải bài 3 trang 63 SGK Toán 7 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Tam giác cân. Cho tam giác ABC cân tại A có…
Đề bài/câu hỏi:
Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat A = {56^o}\)(Hình 15)
a) Tính\(\widehat B\), \(\widehat C\)
b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chứng minh rằng tam giác AMN cân.
c) Chứng minh rằng MN // BC
Hướng dẫn:
a) Sử dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác và tính chất 2 góc đáy tam giác cân
b) Chứng minh AM = AN
c) Sử dụng tính chất góc đồng vị
Lời giải:
a) Theo đề bài ta có tam giác ABC cân ở A và \(\widehat A = {56^o}\)
Mà \( \Rightarrow \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)
\( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = ({180^o} – {56^o}):2 = {62^o}\)
b) Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC ( định nghĩa tam giác cân )
Mà M, N là trung điểm của AB, AC
Nên AM = AN
Xét tam giác AMN có AM = AN nên AMN là tam giác cân tại A
\( \Rightarrow \widehat M = \widehat N = ({180^o} – {56^o}):2 = {62^o}\)
c) Vì \(\widehat {AMN}=\widehat {ABC}\) (cùng bằng 62°)
Mà chúng ở vị trí đồng vị nên MN⫽BC