Để tính được thể tích nước còn lại trong can, ta tính thể tích của chiếc bể đến độ cao h. Hướng dẫn giải Giải bài 4 trang 59 SGK Toán 7 tập 2 – Cánh diều – Bài 3. Phép cộng – phép trừ đa thức một biến. Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với…
Đề bài/câu hỏi:
Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với độ dài cạnh 20cm. Khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là bao nhiêu? Biết rằng 1 lít = 1\(d{m^3}\).
Hướng dẫn:
Để tính được thể tích nước còn lại trong can, ta tính thể tích của chiếc bể đến độ cao h. (Đồng nghĩa với việc tính thể tích hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông cạnh 20 cm và chiều cao bằng h). Rồi lấy thể tích của nước trong can ban đầu trừ đi thể tích của chiếc bể đến độ cao h.
Chú ý: Đổi đơn vị cm sang dm.
Lời giải:
Đổi 20 cm = 2 dm; h cm = \(\dfrac{h}{10}\) dm.
Thể tích của phần nước trong bể khi mực nước cao h (cm) là:
\(2.2.\dfrac{h}{10} = 0,4.h(d{m^3})=0,4.h\) (lít)
Vậy khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là:
\(10 – 0,4.h\) (lít)