Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến. Gợi ý giải Giải bài 2 trang 45 SGK Toán 7 tập 2 – Cánh diều – Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số. Tính giá trị của biểu thức:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức:
a) \(M = 2(a + b)\) tại \(a = 2\), \(b = – 3\);
b) \(N = – 3xyz\) tại \(x = – 2\), \(y = – 1\), \(z = 4\);
c) \(P = – 5{x^3}{y^2} + 1\) tại \(x = – 1\); \(y = – 3\).
Hướng dẫn:
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
a) Ta thay \(a = 2\), \(b = – 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.
b) Ta thay \(x = – 2\), \(y = – 1\), \(z = 4\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.
c) Ta thay \(x = – 1\); \(y = – 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.
Lời giải:
a) Thay giá trị \(a = 2\), \(b = – 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:
\(M = 2(a + b) = 2.(2 + ( – 3)) = 2.(2 – 3) = 2.( – 1) = – 2\).
b) Thay giá trị \(x = – 2\), \(y = – 1\), \(z = 4\) vào biểu thức đã cho, ta có:
\(N = – 3xyz = ( – 3). (- 2). (- 1).4 = 6. (- 1).4 = ( – 6).4 = – 24\).
c) Thay giá trị \(x = – 1\); \(y = – 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:
\(P = – 5{x^3}{y^2} + 1 = – 5.{( – 1)^3}.{( – 3)^2} + 1 = (- 5). (- 1).9 + 1 = 5.9 + 1 = 45 + 1 = 46\).