Trang chủ Lớp 7 Toán lớp 7 Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức Bài 2.13 trang 28 SBT toán 7 – Kết nối tri thức:...

Bài 2.13 trang 28 SBT toán 7 – Kết nối tri thức: Số nào trong các số: – 16/3;√36 ;√47 ; – 2π ;√0, 01 ;2 + √7 là số vô tỉ?

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 2.13 trang 28 sách bài tập toán 7 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học. Số nào trong các số:…

Đề bài/câu hỏi:

Số nào trong các số:\( – \dfrac{{16}}{3};\sqrt {36} ;\sqrt {47} ; – 2\pi ;\sqrt {0,01} ;2 + \sqrt 7 \) là số vô tỉ?

Hướng dẫn:

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn.

+ Tích của một số hữu tỉ với một số vô tỉ là số vô tỉ

+ Tổng của một số hữu tỉ với một số vô tỉ là số vô tỉ

Lời giải:

Các số \( – \dfrac{{16}}{3};\sqrt {36} = 6;\sqrt {0,01} = 0,1\) đều là số hữu tỉ.

Số 47 là số tự nhiên không chính phương nên \(\sqrt {47} \) là số vô tỉ.

Các số \( – 2\pi ;2 + \sqrt 7 \) cũng số vô tỉ.

Thật vậy, vì \(\pi \) là số vô tỉ nên \( – 2\pi \) là số vô tỉ.

Vì số 7 là số tự nhiên không chính phương nên \(\sqrt 7 \) là số vô tỉ, do đó \(2 + \sqrt 7 \) cũng là số vô tỉ.