Thay \(t = {t_0}\) vào \(Q\left( t \right)\) nếu \(Q\left( {{t_0}} \right) = 0\) thì \(t = {t_0}\) là nghiệm của \(Q\left( t \right)\). Lời giải bài tập, câu hỏi Giải Bài 6 trang 27 sách bài tập toán 7 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Đa thức một biến. Cho đa thức \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\). Hãy cho biết các số nào trong tập…
Đề bài/câu hỏi:
Cho đa thức \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\). Hãy cho biết các số nào trong tập hợp \(\left\{ {1; – 4; – 1} \right\}\) là nghiệm của \(Q\left( t \right)\).
Hướng dẫn:
Thay \(t = {t_0}\) vào \(Q\left( t \right)\) nếu \(Q\left( {{t_0}} \right) = 0\) thì \(t = {t_0}\) là nghiệm của \(Q\left( t \right)\).
Lời giải:
+ Thay \(t = 1\) vào \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\), ta có \(Q\left( 1 \right) = {3.1^2} + 15.1 + 12 = 30 \ne 0\)
Vậy \(t = 1\) không là nghiệm của \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\).
+ Thay \(t = – 4\) vào \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\), ta có \(Q\left( { – 4} \right) = 3.{\left( { – 4} \right)^2} + 15.\left( { – 4} \right) + 12 = 0\)
Vậy \(t = – 4\) là nghiệm của \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\).
+ Thay \(t = – 1\) vào \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\), ta có \(Q\left( { – 1} \right) = 3.{\left( { – 1} \right)^2} + 15.\left( { – 1} \right) + 12 = 0\)
Vậy \(t = – 1\) là nghiệm của \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\).
Vậy \(\left\{ { – 4; – 1} \right\}\) là nghiệm của \(Q\left( t \right) = 3{t^2} + 15t + 12\).