Ta sử dụng định nghĩa về các tập hợp số để điền các kí hiệu. Giải chi tiết Giải Bài 1 trang 40 sách bài tập toán 7 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực. Hãy thay dấu bằng kí hiệu ∈ hoặc ∉ để có phát biểu đúng….
Đề bài/câu hỏi:
Hãy thay dấu bằng kí hiệu ∈ hoặc ∉ để có phát biểu đúng.
3,9 ? Z
29% ? Q
\(\sqrt 7 \) ? Q
\( – \dfrac{4}{{99}}\) ? Q
\(\sqrt 3 \) ? I.
\(\sqrt 5 \)? R
\(\pi\) ? I
Hướng dẫn:
Ta sử dụng định nghĩa về các tập hợp số để điền các kí hiệu
Lời giải:
Ta có 3,9 là số hữu tỉ không phải là số nguyên nên 3,9 ∉ Z.
Ta có 29% = \(\dfrac{{29}}{{100}}\) (trong đó 29, 100 ∈ ℤ và 100 ≠ 0) nên 29% ∈ Q
Ta có \(\sqrt 7 \)≈2,645751311 là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 7 \) là số vô tỉ mà số vô tỉ không là số hữu tỉ do đó \(\sqrt 7 \) ∉ Q
Ta có: \( – \dfrac{4}{{99}}\) (trong đó 4; 99 ∈ ℤ và 99 ≠ 0) nên \( – \dfrac{4}{{99}}\) ∈ Q
Ta có: \(\sqrt 3 \)≈1,732050808… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 3 \) ∈ I
Ta có: \(\sqrt 5 \)≈2,236067977… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 5 \) là số vô tỉ, mà số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ, nên \(\sqrt 5 \) ∈ R
Ta có π ≈ 3,141592654… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\pi\) là số vô tỉ, nên \(\pi\) ∈ I