Trang chủ Lớp 7 Toán lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 Đề thi...

[Đề bài] Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 7: I TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm

Trả lời Đề bài Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1. Tam giác ABC có \(BC = 1cm,{\mkern 1mu} AC = 8cm.\) Tìm độ dài cạnh AB, biết độ dài này là một số nguyên \(\left( {cm} \right)\). A. 6cm B. 7cm C. 8cm D. 9cm

Câu 2. Cho biểu đồ sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam mạnh nhất trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1995 là năm nào? Bao nhiêu % ?

A. Năm 1991 tăng 6,2% B. Năm 1995 tăng 6,5% C. Năm 1994 tăng 6,7% D. Năm 1994 tăng 6,5%

Câu 3. Cho \(\Delta ABC\) có \(AB = 6cm,{\mkern 1mu} BC = 8cm,{\mkern 1mu} AC = 10cm.\) Số đo góc \(\angle A;{\mkern 1mu} \angle B;{\mkern 1mu} \angle C\) theo thứ tự là: A. \(\angle B < \angle C < \angle A\) B. \(\angle C < \angle A < \angle B\) C. \(\angle A > \angle B > \angle C\) D. \(\angle C < \angle B < \angle A\)

Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Số \(0\) không phải là một đa thức.

B. Nếu \(\Delta ABC\) cân thì trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Nếu \(\Delta ABC\) cân thì trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh cùng nằm trên một đường tròn.

D. Số \(0\) được gọi là một đa thức không và có bậc bằng \(0\)

Câu 5. Nghiệm của đa thức: \(P\left( x \right) = 15x – 3\) là:

A. \(\dfrac{{ – 1}}{5}\) B. \(\dfrac{1}{5}\) C. \(5\) D. \( – 5\)

Câu 6. Có bao nhiêu đơn thức trong các biểu thức \(2x\,;\,3y\,;\,x – 5y\,;\, – 2x – y; – 1?\)

A. \(2\) B. \(3\) C. \(4\) D. \(5\)

Câu 7. Bậc của đa thức \(10{x^7} + {x^8} – 2x\) là:

A. \(7\) B. \(8\) C. \(15\) D. \(10\)

Câu 8. Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng \({52^0}\) thì số đo góc ở đáy là:

A.\({54^0}\) B. \({64^0}\) C. \({72^0}\) D. \({90^0}\)

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (2 điểm)

Biểu đồ đoạn thẳng ở hình bên dưới biểu diễn dân số thế giới cuối các năm 1959, 1969, 1979, 1989, 1999, 2009, 2019.

a) Lập bảng số liệu thống kê dân số thế giới cuối các năm 1959, 1969, 1979, 1989, 1999, 2009, 2019 theo mẫu sau:

Cuối năm

1959

1969

1979

1989

1999

2009

2019

Dân số (tỉ người)

b) Tính số người tăng lên trên thế giới trong mỗi thập kỉ: 1960 – 1969; 1970 – 1979; 1980 – 1989; 1990 – 1999; 2000 – 2009; 2010 – 2019.

c) Trong các thập kỉ trên, dân số thế giới trong thập kỉ nào tăng nhiều nhất? Ít nhất?

d) Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng ở hình đã cho, nêu nhận xét về dân số thế giới sau mỗi thập kỉ.

Bài 2. (3 điểm) Cho các đa thức sau:

\(P\left( x \right) = – 2x + \dfrac{1}{2}{x^2} + 3{x^4} – 3{x^2} – 3\)

\(Q\left( x \right) = 3{x^4} + {x^3} – 4{x^2} + 1,5{x^3} – 3{x^4} + 2x + 1\)

a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo thứ tự số mũ của biến giảm dần. Xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của các đa thức đã cho.

b) Xác định \(P\left( x \right) + Q\left( x \right)\),\(P\left( x \right) – Q\left( x \right)\).

c) Xác định đa thức \(R\left( x \right)\)thỏa mãn \(R\left( x \right) + P\left( x \right) – Q\left( x \right) + {x^2} = 2{x^3} – \dfrac{3}{2}x + 1\).

Bài 3. (3 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A.Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho AM + AN = 2AB.

a) Chứng minh rằng: BM = CN

b) Chứng minh rằng: BC đi qua trung điểm của đoạn thẳng MN.

c) Đường trung trực của MN và tia phân giác của \(\widehat {BAC}\) cắt nhau tại K. Chứng minh rằng \(\Delta BKM = \Delta CKN\) từ đó suy ra KC vuông góc với AN.

Bài 4. (0,5 điểm) Cho \(a,\,b,\,c \ne 0\) và thỏa mãn \(\dfrac{{a + b – c}}{c} = \dfrac{{c + a – b}}{b} = \dfrac{{b + c – a}}{a}.\) Tính giá trị của biểu thức \(S = \dfrac{{\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right)}}{{abc}}.\)