Hướng dẫn giải Câu hỏi mục Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Gợi ý: Thông qua link gợi ý, viết 1 đoạn ngắn.
Câu hỏi/Đề bài:
Thời Minh – Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
(Gợi ý tham khảo trang web:
Lịch sử phát triển và quy trình sản xuất đồ sứ Cảnh Đức Trấn
Hướng dẫn:
Thông qua link gợi ý, viết 1 đoạn ngắn:
– Cảnh Đức trấn ở đâu?
– Tại sao gốm ở đây nổi tiếng?
Lời giải:
Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.
Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.
Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.