Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1 trang 30 Lịch sử và Địa lí 7:...

Câu hỏi mục 1 trang 30 Lịch sử và Địa lí 7: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo. Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

Lời giải Câu hỏi mục 1 trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Gợi ý: B1: Đọc thêm mục “Em có biết” trang 30 SGK.

Câu hỏi/Đề bài:

Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo. Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

Hướng dẫn:

B1: Đọc thêm mục “Em có biết” trang 30 SGK

B2: Để hiểu được lí do vì sao Nho giáo có vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến cần chú ý đến “tam cương, “ngũ thường”

Lời giải:

Nội dung cơ bản của Nho giáo:

– Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

– Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam cương, Ngũ thường

– Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng, Tứ đức

– Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi đều lấy nội dung trong sách Nho giáo để làm đề thi.

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.