Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Câu 1 trang 51 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 –...

Câu 1 trang 51 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo: Viết công thức hóa học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium

Lời giải Câu 1 trang 51 Bài tập Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Bước 1: Đặt công thức hóa học tổng quát là AxOy.

Câu hỏi/Đề bài:

Viết công thức hóa học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium, phosphorus (hóa trị V)

Hướng dẫn:

Bước 1: Đặt công thức hóa học tổng quát là AxOy

Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị => Tìm ra giá trị của x và y

Lời giải:

– Xét hợp chất của oxygen và potassium:

+ Gọi công thức phân tử: KxOy (K có hóa trị I, O có hóa trị II)

+ Áp dụng quy tắc hóa trị => I.x = II.y

+ Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất => x = 2 và y =1

=> Công thức hóa học của hợp chất: K2O

– Xét hợp chất của oxygen và magnesium:

+ Gọi công thức phân tử: MgxOy (Mg có hóa trị II, O có hóa trị II)

+ Áp dụng quy tắc hóa trị => II.x = II.y

+ Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất => x = 1 và y =1

=> Công thức hóa học của hợp chất: MgO

– Xét hợp chất của oxygen và aluminium:

+ Gọi công thức phân tử: AlxOy (Al có hóa trị III, O có hóa trị II)

+ Áp dụng quy tắc hóa trị => III.x = II.y

+ Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất => x = 2 và y =3

=> Công thức hóa học của hợp chất: Al2O3

– Xét hợp chất của oxygen và phosphorus:

+ Gọi công thức phân tử: PxOy (P có hóa trị V, O có hóa trị II)

+ Áp dụng quy tắc hóa trị => V.x = II.y

+ Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất => x = 2 và y =5

=> Công thức hóa học của hợp chất: P2O5