Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 - Kết nối tri thức Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 Đề...

Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6: PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây? A. Cây khế B. Thánh Gióng C. Sơn Tinh

Trả lời Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

A. Cây khế

B. Thánh Gióng

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 2. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 3. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả?

A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi

B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời

C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh

D. Sơn Tinh bỏ chạy

Câu 4. Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?

A. Con bò

B. Con hươu

C. Con chim

D. Con gà

Câu 5. Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân?

A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống

B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động

C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?

A. Dựng nước

B. Đấu tranh chống thiên tai

C. Giữ nước

D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc

Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

C. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

Câu 8. Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?

A. Đem quân ra đánh kẻ thù

B. Đem đàn ra gảy

C. Đầu hàng kẻ thù

D. Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù

Câu 9. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

C. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

D. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

Câu 10. Thuyết minh là gì?

A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 11. Đâu không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật?

A. Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ, …)

B. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại

C. Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt

D. Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ)

Câu 12. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, …) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoác trực tiếp tham gia.