Giải chi tiết Đáp án Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức. Tham khảo: Dựa vào đặc trưng thể loại.
Câu hỏi/Đề bài:
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây? A. Cây khế B. Thánh Gióng C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Ai ơi mồng 9 tháng 4 |
Hướng dẫn:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải:
Vua chích chòe thuộc thể loại truyện cổ tích, cùng thể loại với Cây khế
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)
Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là? A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên B. Đấu tranh chống xâm lược C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội D. Đấu tranh giữa thiện và ác |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Truyện Thạch Sanh phản ánh đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)
Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả? A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh D. Sơn Tinh bỏ chạy |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã dời núi, bốc đồi để ngăn Thủy Tinh
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.5 điểm)
Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em? A. Con bò B. Con hươu C. Con chim D. Con gà |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Trong truyện, con chim đã giúp đỡ người em
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm)
Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân? A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả D. Tất cả đáp án trên |
Hướng dẫn:
Nhớ lại chi tiết niêu cơm Thạch Sanh, liên hệ thực tế đương thời
Lời giải:
Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng về một cuộc sống ấm no, dư dả
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.5 điểm)
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc? A. Dựng nước B. Đấu tranh chống thiên tai C. Giữ nước D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện, chi tiết Sơn Tinh dời núi, bốc đồi chống lại Thủy Tinh
Lời giải:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc C. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi |
Hướng dẫn:
Từ nội dung rút ra ước mơ gửi gắm trong truyện
Lời giải:
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ về tinh thần đoàn kết chống xâm lăng
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.5 điểm)
Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì? A. Đem quân ra đánh kẻ thù B. Đem đàn ra gảy C. Đầu hàng kẻ thù D. Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã đem đàn ra gảy
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.5 điểm)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào? A. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học C. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế D. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.5 điểm)
Thuyết minh là gì? A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó C. Trình bày diễn biến một vụ việc D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó |
Hướng dẫn:
Nhớ lại khái niệm thuyết minh
Lời giải:
Thuyết minh là giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
=> Đáp án: A
Câu 11 (0.5 điểm)
Đâu không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật? A. Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ, …) B. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại C. Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt D. Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ) |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
Lời giải:
Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.5 điểm)
Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Hướng dẫn:
Nhớ lại đặc điểm của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích
Lời giải:
Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian
=> Đáp án: A
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, …) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoác trực tiếp tham gia. |
Hướng dẫn:
Liên hệ thực tế, liên hệ trải nghiệm của bản thân
Lời giải:
Bài tham khảo:
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có thể nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền Trung thường có tục thờ Ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng cá voi là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội Ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần.
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là Ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.