Giải chi tiết Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 8 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều. Tham khảo: Nhớ lại nội dung văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã viết về những yếu tố nào? A. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn B. Lũ, kênh rạch, món ăn C. Lũ, kênh rạch, tràm chim D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt? A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức C. Tiếng Việt cần sự vay mược để đổi mới D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về từ mượn
Lời giải:
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Tên ban đầu của chiến dịch Giờ Trái Đất là gì? A. Giờ tắt lớn B. Tiếng nổ lớn C. Tiếng tắt lớn D. Tắt |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau: Em cần quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2). A. giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người B. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải:
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-he-ghen (Copenhaghen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân. (Giờ Trái Đất – baodautu.vn) A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất B. Khởi phát của giờ Trái Đất C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải:
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Chọn khái niệm đúng về đoạn văn A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành B. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu D. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành |
Hướng dẫn:
Nhớ lại khái niệm đoạn văn
Lời giải:
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? A. Ẩn dụ hình thức, cách thức B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C. Ẩn dụ phẩm chất D. Cả 3 đáp án trên |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ
Lời giải:
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Nếu như hai câu đầu, cô giá đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai […] Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. (Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu) A. Phân tích bố cục bài ca dao B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải:
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.25 điểm):
Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là? A. Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ B. Ru cho trẻ con nín khóc C. Ru cho cuộc sống sinh động D. Ru cho con người gần gũi nhau hơn |
Hướng dẫn:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa
Lời giải:
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.25 điểm):
Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ? A. Năm chữ B. Câu 6 chữ và câu 8 chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về thơ lục bát
Lời giải:
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có mấy cái đẹp? A. Có 1 cái đẹp B. Có 2 cái đẹp C. Có 3 cái đẹp D. Có 4 cái đẹp |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
=> Đáp án: B
Câu 12 (0.25 điểm):
Đoạn văn có hình thức như thế nào? A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đọan C. Do nhiều câu tạo thành D. Tất cả đáp án trên |
Hướng dẫn:
Nhớ lại cách nhận biết một đoạn văn
Lời giải:
=> Đáp án: D
Phần II.
Câu 1 (1.5 điểm):
Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
|
Hướng dẫn:
Đọc kĩ và xác định nghĩa của từng thành ngữ
Lời giải:
1 – e; 2 – d; 3 – b; 4 – c; 5 – a; 6 – g
=> Các thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ: phép đối và ẩn dụ
Câu 2 (1.5 điểm):
Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây: a. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh) b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài) c. Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru (Bình Nguyên) |
Hướng dẫn:
Em đọc các câu, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời nghĩa của chúng
Lời giải:
a. buôn thúng bán bưng: chỉ những người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo
b. hôi như cú mèo: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu
c. bể cạn non mòn: chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất
Câu 3 (4 điểm):
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó. |
Hướng dẫn:
– Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn)
– Dung lượng: khoảng 10 câu (+ – 2 câu).
– Bố cục đủ 3 phần: mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn.
Lời giải:
* Mở đoạn:
– Giới thiệu bài ca dao.
– Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao.
* Thân đoạn:
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu:
– Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao:
Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ – nước trong nguồn. Phân tích được giá trị…
– Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao:
+ công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, …
+ lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc
* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân.