Lấy \( – 3. \left( { – 5} \right)\) làm tử số và \(2. \left( { – 5} \right)\) làm mẫu số. Lời giải bài tập, câu hỏi Trả lời Hoạt động 6 trang 6 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 23. Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau. Nhân cả tử và mẫu của phân số -3/2 với ( – 5) ta được phân số nào?…
Đề bài/câu hỏi:
Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\dfrac{{ – 3}}{2}\) với \( – 5\) ta được phân số nào? Phân số vừa tìm được có bằng phân số \(\dfrac{{ – 3}}{2}\) không?
Hướng dẫn:
Lấy \( – 3.\left( { – 5} \right)\) làm tử số và \(2.\left( { – 5} \right)\) làm mẫu số.
Sử dụng quy tắc bằng nhau của 2 phân số để kiểm tra phân số mới có bằng phân số \(\dfrac{{ – 3}}{2}\).
Lời giải:
\(\dfrac{{ – 3.\left( { – 5} \right)}}{{2.\left( { – 5} \right)}} = \dfrac{{15}}{{ – 10}}\)
Ta có: \(\left( {15} \right).2 =\left( { – 3} \right).\left( { – 10} \right)\) (cùng = 30)
Vậy \(\dfrac{{15}}{{ – 10}} = \dfrac{{ – 3}}{2}\).