Thang máy đi xuống là số âm, đi lên là số dương. Giải chi tiết Trả lời Vận dụng 3 trang 60 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo – Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên. Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự là 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3,…
Đề bài/câu hỏi:
Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự là 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, …, 7 và ba tầng hầm được đánh số là \( – 1; – 2; – 3\). Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:
a) Một thang máu đang ở tầng \( – 3\), nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại tại tầng mấy?
b) Một thang máy đang ở tầng 3 , nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?
(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).
Hướng dẫn:
Thang máy đi xuống là số âm, đi lên là số dương.
Lời giải:
a) Thang máy đi lên 5 tầng được biểu diễn bằng số nguyên là +5.
Ta có phép tính: \(\left( { – 3} \right) + 5 = 5 – 3 = 2\)
Vậy thang máy dừng lại ở tầng 2.
b) Thang máy đi xuống 5 tầng được biểu diễn bằng số nguyên là \( – 5\).
Ta có phép tính: \(3 + \left( { – 5} \right) = – \left( {5 – 3} \right) = – 2\)
Vậy thang máy dừng lại tại tầng \( – 2\).