Độ cao trên mực nước biển là số nguyên dương. Hạ xuống được biểu diễn là số nguyên âm. Gợi ý giải Trả lời Hoạt động khám phá 6 trang 61 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo – Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên. Mũi khoan của một giàn khoan trên biển đang ở độ cao 5 m trên mực nước biển,…
Đề bài/câu hỏi:
a) Mũi khoan của một giàn khoan trên biển đang ở độ cao 5 m trên mực nước biển, chú công nhân điều khiển nó hạ xuống 10 m. Vậy mũi khoan ở độ cao nào sau khi hạ?
b) So sánh kết quả của hai phép tính sau:
\(5 – 2\) và \(5 + \left( { – 2} \right)\)
Hướng dẫn:
Độ cao trên mực nước biển là số nguyên dương.
Hạ xuống được biểu diễn là số nguyên âm.
Sử dụng phép cộng hai số nguyên
Lời giải:
a)
Độ cao trên mực nước biển là \(\left( { + 5} \right)\)
Giàn khoan bị hạ xuống được biểu diễn là \(\left( { – 10} \right)\).
Ta có: \(\left( { + 5} \right) + \left( { – 10} \right) = – \left( {10 – 5} \right) = – 5\)
Vậy mũi khoan ở 5 mét dưới mực nước biển.
b)
Ta có \(5 + \left( { – 2} \right) = 5 – 2 = 3\).