Biểu thị quãng đường ốc sên leo trong một ngày. + Quãng đường ốc sên leo 2 ngày gấp 2 lần quãng đường 1 ngày. Lời giải Giải Bài 7 trang 87 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 – Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên. Một con ốc sên leo lên một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ),…
Đề bài/câu hỏi:
Một con ốc sên leo lên một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là – 2m.
a) Viết phép tính biểu thị quãng đường mà ốc sên leo được sau 2 ngày.
b) Sau 5 ngày thì ốc sên leo được bao nhiêu m?
c) Sau bao nhiêu giờ thì ốc sên chạm đến ngọn cây? Biết rằng lúc 0 giờ ốc sên ở gốc cây và bắt đầu leo lại.
Hướng dẫn:
a)
+ Biểu thị quãng đường ốc sên leo trong một ngày.
+ Quãng đường ốc sên leo 2 ngày gấp 2 lần quãng đường 1 ngày.
b) Quãng đường ốc sên leo 5 ngày gấp 5 lần quãng đường 1 ngày.
c)
+ Ngọn cây 8m=5m+3m.
+ Tính số giờ leo được 5 m.
+ Tính số giờ leo 3m còn lại.
Lời giải:
a)
Quãng đường mà ốc sên leo được sau 1 ngày được biểu thị bằng phép tính: \(3 + \left( { – 2} \right)\).
Quãng đường mà ốc sên leo được sau 2 ngày được biểu thị bằng phép tính:
[3 + (- 2)] . 2.
b) Sau 5 ngày ốc sên leo được: [3 + (- 2)] . 5 = 5 (m).
c) 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m.
=> Sau 1 ngày (24 giờ) ốc sên sẽ leo được 1 m
– Đến hết ngày thứ 5 (120 giờ) ốc sên leo được 5 m.
– 12 giờ đầu ốc sên leo được 3 m
Như vậy ốc sên đã lên đến ngọn cây
– Nên tổng số giờ: 120 + 12 = 132 (giờ).
Kết luận: Tổng số giờ ốc sên chạm đến ngọn cây là 132 giờ.