Để số nguyên a đó nhân với các phân số được kết quả là số nguyên thì a là một BC(6, 15. Hướng dẫn giải Giải bài 44 trang 41 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2 – Bài 4. Phép nhân – phép chia phân số. Tìm số nguyên âm lớn nhất để khi nhân nó với một trong các phân số tối giản sau đều…
Đề bài/câu hỏi:
a) Tìm số nguyên âm lớn nhất để khi nhân nó với một trong các phân số tối giản sau đều được tích là những số nguyên : \(\frac{5}{6};\;\frac{{ – 7}}{{15}};\;\frac{{11}}{{21}}.\)
b) Tìm số nguyên a nhỏ nhất để khi lấy a chia cho \(\frac{8}{9}\) hoặc \(\frac{{17}}{{12}}\), ta đều được kết quả là những số tự nhiên.
Hướng dẫn:
a) Để số nguyên a đó nhân với các phân số được kết quả là số nguyên thì a là một BC(6,15,21)
b) Từ phép chia \(a:\frac{8}{9}\) và \(a:\frac{{17}}{{12}}\) biến đổi thành phép nhân, rồi làm tương tự ý a).
Lời giải:
a) Gọi a là số nguyên cần tìm.
Vì \(a.\frac{5}{6} \in Z;\)\(\frac{5}{6}\) là phân số tối giản nên a chia hết cho 6.
Tương tự ta cũng có: a chia hết cho 15 và 21.
Vậy a là một BC(6,15,21)
Ta có: BCNN(6,15,21) = 210.
\( \Rightarrow a \in \left\{ {0; \pm 210; \pm 420;…} \right\}\)
Mà a là số nguyên âm nhỏ nhất \( \Rightarrow a = – 210\)
Vậy số nguyên cần tìm là – 210.
b) Để a chia cho \(\frac{8}{9}\) hoặc \(\frac{{17}}{{12}}\), ta đều được kết quả là những số tự nhiên thì:
\(\left\{ \begin{array}{l}a:\frac{8}{9} = a.\frac{9}{8} = \frac{{9.a}}{8} \in N\\a:\frac{{17}}{{12}} = a.\frac{{12}}{{17}} = \frac{{12.a}}{{17}} \in N\end{array} \right.\)Hay a chia hết cho 8 và 17 (Vì UCLN(8,9) = 1 và UCLN((12,17) = 1).
Do đó a là một BC(8,17) \( = \left\{ {0;136;272;…} \right\}\)
Mà kết quả phép chia là số tự nhiên nên \(a \ge 0\).
Vậy a = 0.