Dựa vào một trong hai cách sau để tìm ra số còn thiếu: Cách 1: \(\frac{a}{b} = \;\frac{c}{d}\) nếu \(a. d = b. c\. Hướng dẫn giải Giải bài 12 trang 32 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2 – Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên. Cô giáo khuyên em điều gì? Chọn số thích hợp cho ô hỏi chấm. Sau đó,…
Đề bài/câu hỏi:
Cô giáo khuyên em điều gì? Chọn số thích hợp cho ô hỏi chấm. Sau đó, viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở bảng dưới cùng để biết lời khuyên của cô giáo.
Â. \(\frac{{ – 5}}{9} = \frac{{10}}{?}\); L. \(\frac{{12}}{{ – 8}} = \frac{?}{6}\);
I. \(\frac{?}{{14}} = \frac{{ – 23}}{7}\); Ờ. \(\frac{{34}}{{12}} = \frac{{17}}{?}\)
N. \(\frac{{ – 24}}{?} = \frac{6}{5}\); V. \(\frac{{15}}{{ – 7}} = \frac{{ – 15}}{?}\);
G. \(\frac{{ – 9}}{{12}} = \frac{?}{{36}}\); H. \(\frac{7}{{15}} = \frac{{21}}{?}\)
A. \(\frac{8}{{13}} = \frac{?}{{39}}\); M. \(\frac{?}{{11}} = \frac{{ – 22}}{{121}}\);
C. \(\frac{{ – 3}}{{17}} = \frac{{ – 15}}{?}\); Ẹ. \(\frac{4}{{ – 9}} = \frac{?}{{ – 27}}\)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
-18 |
-20 |
-27 |
-9 |
6 |
-46 |
85 |
45 |
24 |
-2 |
12 |
Hướng dẫn:
Dựa vào một trong hai cách sau để tìm ra số còn thiếu:
Cách 1: \(\frac{a}{b} = \;\frac{c}{d}\) nếu \(a.d = b.c\)
Cách 2: \(m \ne 0\)và \(\frac{a}{b} = \frac{{a.m}}{{b.m}}\); \(\frac{a}{b} = \frac{{a:m}}{{b:m}}\)
Lời giải:
Â. \(\frac{{ – 5}}{9} = \frac{{10}}{?}\); Do đó: \(( – 5).? = 9.10 \Leftrightarrow ? = 9.10:( – 5) = – 18\)
L. \(\frac{{12}}{{ – 8}} = \frac{?}{6}\); Do đó: \(( – 8).? = 12.6 \Leftrightarrow ? = 12.6:( – 8) = – 9\)
I. \(\frac{?}{{14}} = \frac{{ – 23}}{7}\); Do đó: \(7.? = ( – 23).14 \Leftrightarrow ? = ( – 23).14:7 = – 46\)
Ờ. \(\frac{{34}}{{12}} = \frac{{17}}{?}\), Do đó: \(34.? = 12.17 \Leftrightarrow ? = 12.17:34 = 6\)
N. \(\frac{{ – 24}}{?} = \frac{6}{5}\); Do đó: \(6.? = ( – 24).5 \Leftrightarrow ? = ( – 24).5:6 = – 20\)
V. \(\frac{{15}}{{ – 7}} = \frac{{ – 15}}{?}\); Do đó: \(15.? = ( – 15).( – 7) \Leftrightarrow ? = ( – 15).( – 7):15 = 7\)
G. \(\frac{{ – 9}}{{12}} = \frac{?}{{36}}\); Do đó: \(12.? = ( – 9).36 \Leftrightarrow ? = ( – 9).36:12 = – 27\)
H. \(\frac{7}{{15}} = \frac{{21}}{?}\); Do đó: \(7.? = 21.15 \Leftrightarrow ? = 21.15:7 = 45\)
A. \(\frac{8}{{13}} = \frac{?}{{39}}\); Do đó: \(13.? = 8.39 \Leftrightarrow ? = 8.39:13 = 24\)
M. \(\frac{?}{{11}} = \frac{{ – 22}}{{121}}\); Do đó: \(121.? = ( – 22).11 \Leftrightarrow ? = ( – 22).11:121 = – 2\)
C. \(\frac{{ – 3}}{{17}} = \frac{{ – 15}}{?}\); Do đó: \(\left( { – 3} \right).? = 17.( – 15) \Leftrightarrow ? = 17.( – 15):\left( { – 3} \right) = 85\)
Ẹ. \(\frac{4}{{ – 9}} = \frac{?}{{ – 27}}\); Do đó: \(( – 9).? = ( – 27).4 \Leftrightarrow ? = ( – 27).4:( – 9) = 12\)
Vậy ta có bảng:
V |
 |
N |
G |
L |
Ờ |
I |
C |
H |
A |
M |
Ẹ |
7 |
-18 |
-20 |
-27 |
-9 |
6 |
-46 |
85 |
45 |
24 |
-2 |
12 |
Điều cô giáo khuyên em: Vâng lời cha mẹ