Muốn tìm một số biết \(\frac{m}{n}\) của nó bằng \(a\), ta tính \(a: \frac{m}{n}\;(m \in N, n \in N)\. Lời giải Giải bài 107 trang 57 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2 – Bài 10. Hai bài toán về phân số. Tính…
Đề bài/câu hỏi:
Tính:
a) \(\frac{2}{5}\) của nó bằng 13,5
b) \(3\frac{3}{4}\) của nó bằng \(\frac{{ – 13}}{{27}}\)
c) \(67\% \) của nó bằng \(\frac{{134}}{7}\)
d) \(\frac{4}{5}\) của nó bằng \(9\frac{1}{7}\)
Hướng dẫn:
Muốn tìm một số biết \(\frac{m}{n}\) của nó bằng \(a\), ta tính \(a:\frac{m}{n}\;(m \in N,n \in N)\)
Lời giải:
a) Vì \(\frac{2}{5}\) của b bằng 13,5 nên \(b = 13,5:\frac{2}{5} = 33,75\)
b) Vì \(3\frac{3}{4}\) của b bằng \(\frac{{ – 13}}{{27}}\) nên \(b = \frac{{ – 13}}{{27}}:3\frac{3}{4} = \frac{{ – 52}}{{405}}\)
c) Vì \(67\% \) của b bằng \(\frac{{134}}{7}\) nên \(b = \frac{{134}}{7}:67\% = \frac{{200}}{7}\)
d) Vì \(\frac{4}{5}\) của b bằng \(9\frac{1}{7}\) nên \(b = 9\frac{1}{7}:\frac{4}{5} = \frac{{80}}{7}\)