Hướng dẫn giải Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 6 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1.C |
2.A |
3.C |
4.D |
5.B |
6.D |
7.C |
8.C |
9.A |
10.A |
11.C |
12.A |
13.B |
14.C |
15.C |
16.C |
17.D |
18.B |
19.B |
20.B |
21.A |
22.C |
23.A |
24.D |
25.B |
26.B |
27.B |
28.D |
29.A |
30.A |
31.C |
32.C |
33.C |
34.A |
35.B |
36.A |
37.A |
38.A |
39.A |
40.B |
Câu 1 (NB):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết khái niệm khoa học tự nhiên
Cách giải:
Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học là: học sinh làm bài kiểm tra môn Khoa học tự nhiên.
Chọn C.
Câu 2 (VD):
Hướng dẫn:
Mối liên hệ giữa trọng lượng P và khối lượng m: P = 10.m
Cách giải:
Trọng lượng của thùng hoa quả là:
P = 10m => m = P : 10 = 50 : 10 = 5 (kg)
Vậy khối lượng của thùng hoa quả là 5 kg.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Hướng dẫn:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Cách giải:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật → C đúng.
Chọn C.
Câu 4 (TH):
Hướng dẫn:
Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động.
Cách giải:
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có lực ma sát.
Chọn D.
Câu 5 (VD):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết các tác dụng của lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Cách giải:
Lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực đẩy, và lực tiếp xúc.
Chọn B.
Câu 6 (VD):
Hướng dẫn:
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Cách giải:
Nhận xét: mỗi quả nặng 50 g làm lò xo dài thêm 0,3 cm
Khi treo thêm 4 quả nặng vào lò xo, lò xo dài thêm:
5 . 0,3 = 1,5 (cm)
Chiều dài tự nhiên của lò xo là:
12 – 1,5 = 10,5 (cm)
Chọn D.
Câu 7 (NB):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết công dụng của các loại thước đo độ dài
Cách giải:
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính trong của ống nước hình tròn.
Chọn C.
Câu 8 (TH):
Hướng dẫn:
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.
+ Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
+ Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
Cách giải:
A – Thợ lăn chịu lực cản của nước.
B – Con cá chịu lực cản của nước.
C – Bạn Mai chịu lực cản không khí.
D – Tàu ngầm chịu lực cản của nước.
Chọn C.
Câu 9 (VD):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết hai lực cân bằng
Cách giải:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
→ Hình biểu diễn đúng hai lực cân bằng là hình 2.
Chọn A.
Câu 10 (VD):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết biểu diễn lực bằng mũi tên
Cách giải:
Lực kéo chiếc ghế có:
+ Điểm đặt tại chiếc ghế.
+ Phương xiên một góc 60o so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên.
+ Độ lớn của lực:
Tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N
Lực có độ lớn 25 N ứng với chiều dài là: 25 : 5 . 0,5 = 2,5 (cm)
→ Hình vẽ đúng là: Hình b.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Hướng dẫn:
Đơn vị đo khối lượng thông dụng là kilogam (kí hiệu là kg)
Ngoài ra, một số đơn vị đo khối lượng khác như: g, mg, tấn, tạ, yến…
Cách giải:
Đơn vị đo khối lượng là kg.
Chọn C.
Câu 12 (VD):
Hướng dẫn:
Kiến thức về cách đo thể tích bằng bình chia độ.
Cách giải:
Thể tích của vật rắn không thấm nước chính bằng phần thể tích nước dâng lên.
Thể tích của hòn sỏi là: V = 100 – 55 = 45 (cm3)
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Hướng dẫn:
Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi có tác dụng phóng to hình ảnh của vật quan sát lên khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.
Cách giải:
Để quan sát tế bào lá cây, người ta sử dụng kính hiển vi quang học
Chọn B.
Câu 14 (NB):
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết các quy định an toàn trong phòng thực hành
Cách giải:
Quy định trong phòng thực hành là: Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất → C sai
Chọn C.
Câu 15 (VD):
Hướng dẫn:
Xác định thời gian của mỗi canh để biết canh Mùi bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ.
Cách giải:
Thời gian bắt đầu và kết thúc của 12 canh là:
Canh Tý: 23h – 1h
Canh Sửu: 1h – 3h
Canh Dần: 3h – 5h
Canh Mão (Mẹo): 5h – 7h
Canh Thìn: 7h – 9h
Canh Tỵ: 9h – 11h
Canh Ngọ: 11h – 13h
Canh Mùi: 13h – 15h
Canh Thân: 15h – 17h
Canh Dậu: 17h – 19h
Canh Tuất: 19h – 21h
Canh Hợi: 21h – 23h
Vậy canh Mùi ứng với thời gian là: 13h – 15h.
Chọn C.
Câu 16 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào khái nhiệm về vật thể tự nhiên và vật không sống.
Cách giải:
Chọn C.
Câu 17 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất của thể khí.
Cách giải:
Thể khí có các tính chất:
– Có khối lượng xác định.
– Lan tỏa trong không gian theo mọi hướng nên không có hình dạng và thể tích xác định.
– Dễ bị nén.
Vậy tính chất không phải của thể khí là: Khó bị nén.
Chọn D.
Câu 18 (TH):
Hướng dẫn:
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang rắn.
Cách giải:
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang rắn.
Vậy các quá trình xảy ra sự đông đặc là: (2), (4) ⟹ 2 hiện tượng.
Chọn B.
Câu 19 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào định nghĩa về tính chất vật lí và tính chất hóa học.
Cách giải:
(a) là quá trình hóa học, do có sinh ra chất mới là carbon dioxide.
(b) là quá trình vật lí, vì chỉ có sự chuyển tử thể lỏng sang thể rắn.
(c) là quá trình hóa học, do sinh ra chất mới là calcium carbonate, khí carbon dioxide và nước.
(d) là quá trình vật lí (hiện tượng ngưng tụ hơi nước tạo thành sương mù).
Vậy có 2 quá trình thể hiện tính chất hóa học.
Chọn B.
Câu 20 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất của oxygen.
Cách giải:
Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Chọn B.
Câu 21 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào lý thuyết về sự cháy.
Cách giải:
Ba yếu tố cần thiết của sự cháy là: chất cháy, oxygen, nhiệt độ.
Chọn A.
Câu 22 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào lý thuyết về ô nhiễm không khí.
Cách giải:
A: Đốt rơm sinh ra khói, bụi ⟹ gây ô nhiễm không khí.
B: Bón phân tươi cho cây trồng chứa khí gây mùi ⟹ gây ô nhiễm không khí.
C: Tưới nước cho cây trồng không gây ô nhiễm không khí.
D: Phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật sinh ra các khí độc hại ⟹ gây ô nhiễm không khí.
Chọn C.
Câu 23 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào các khái niệm về vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu đã học.
Cách giải:
– Khi làm đồ thủ công ta chỉ cần tạo hình cho gỗ, không cần thêm các chất khác vào gỗ ⟹ Gỗ là vật liệu.
– Khi sản xuất giấy ta cần thêm chất phụ gia vào giấy ⟹ Gỗ là nguyên liệu.
– Khi đun nấu ta dùng gỗ để đốt cháy ⟹ Gỗ là nhiên liệu.
Chọn A.
Câu 24 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào lý thuyết về nhiên liệu.
Cách giải:
1 – gas
2 – dầu hỏa
3 – ethanol
4 – than củi.
Chọn D.
Câu 25 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào vai trò của các nhóm dinh dưỡng tới cơ thể.
Cách giải:
Đáp án: a – 2, b – 1, c – 5, d – 3, e – 4.
Chọn B.
Câu 26 (NB):
Cách giải:
Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng do thay đổi hàm lượng nước trong tế bào, không phải sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Chọn B.
Câu 27 (TH):
Cách giải:
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
Chọn B.
Câu 28 (TH):
Cách giải:
Ở tế bào thực vật, trong lục lạp có nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ.
Chọn D.
Câu 29 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào cấu tạo của trùng roi xanh.
Cách giải:
Hình ảnh trên là hình ảnh của trùng roi xanh, trong tế bào của trùng roi có các hạt diệp lục (có màu xanh).
Chọn A.
Câu 30 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.
Cách giải:
(1) – khí quản
(2) – gan
(3) – dạ dày
(4) – ruột già.
Vậy khí quản không thuộc hệ tiêu hóa.
Chọn A.
Câu 31 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào chức năng của các hệ cơ quan của người.
Cách giải:
Hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất đi khắp cơ thể.
Hệ thần kinh: tham gia điều khiển hoạt động của các hệ cơ quan.
Hệ hô hấp: giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường, lấy vào oxygen và thải caron dioxide.
Hệ tiêu hóa: Phân giải các chất hữu cơ trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thẻ có thể hấp thụ.
Chọn C.
Câu 32 (TH):
Cách giải:
Cách đặt lamen đúng là đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.
Chọn C.
Câu 33 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào các cấp tổ chức cơ thể đa bào.
Cách giải:
Tế bào là đơn vị cơ sở, nhiều tế bào tạo nên mô, nhiều mô tạo cơ quan, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan.
Vậy hệ cơ quan là cấp độ tổ chức lớn nhất.
Chọn C.
Câu 34 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào đơn vị phân loại thế giới sống.
Cách giải:
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
VD: Con người trong hệ thống phân loại
Chọn A.
Câu 35 (NB):
Cách giải:
Nhiệt độ ủ ấm sữa chua phù hợp là 30 – 45oC.
Chọn B.
Câu 36 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào đặc điểm của giới Động vật.
Cách giải:
Giới động vật bao gồm các sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Chọn A.
Câu 37 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào đặc điểm của các giới sinh vật.
Cách giải:
Vi khuẩn chưa có màng nhân, thuộc nhóm sinh vật nhân sơ Xếp vào giới khởi sinh
Chọn A.
Câu 38 (TH):
Hướng dẫn:
Dựa vào vai trò của vi khuẩn đối với tự nhiên và con người.
Cách giải:
Vi khuẩn có ích vì:
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng
2. Phân – hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cácbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng đề muối dưa, muối cà, làm dấm…
5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường
Chọn A.
Câu 39 (TH):
Cách giải:
Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh do virus Corona gồm:
Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
Chọn A.
Câu 40 (NB):
Hướng dẫn:
Dựa vào đặc điểm gây bệnh của trùng kiết lị.
Cách giải:
Loài trung gian truyền bệnh kiết lị là ruồi, nhặng. Chúng đậu vào thức ăn → người ăn phải sẽ nhiễm trùng kiết lị → bị bệnh.
Chọn B.