Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 Tiếng Việt 2 - Chân trời sáng tạo Câu b Bài 4 Tiếng Việt 2: Kể lại từng đạon của...

Câu b Bài 4 Tiếng Việt 2: Kể lại từng đạon của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh

Hướng dẫn giải Câu b Bài 4: Nghe – kể Chuyện của cây sồi – Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Em quan sát kĩ bức tranh và kể lại câu chuyện theo gợi ý.

Câu hỏi/Đề bài:

Kể lại từng đạon của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Hướng dẫn:

Em quan sát kĩ bức tranh và kể lại câu chuyện theo gợi ý.

Lời giải:

Tranh 1:

Ngày xưa, trên mặt đất có một khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi chứ không phải là sa mạc như bây giờ, các loài động vật chung sống với nhau cực kỳ hạnh phúc, còn cây cối thì um tùm đến mức, nếu từ trên cao bạn sẽ phải cực kỳ cố gắng mới có thể len lỏi xuống dưới mặt đất để lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa một đám cây con.

“Thật tuyệt vời. Cứ như là đang ở thiên đường vậy. Thiên nhiên đã quá ưu đãi chúng ta!”, một cây nhỏ lên tiếng.

“Phải rồi. Mỗi sớm thức dậy, tớ luôn làm một hớp sương đọng trên lá từ đêm qua, sau đó chầm chậm chờ đợi ánh nắng ấm áp của Mặt trời tới sưởi ấm cho. Thật sảng khoái!“, một cây nọ thích thú.

“Còn có chim ca trên đầu, nước mát dưới chân, ngoài ra cứ chiều chiều là còn được chị gió tới massage nữa chứ. Đơn giản chỉ là hút và tận hưởng”, một cây béo ục ịch cất giọng thỏa mãn.

“Ừ đúng rồi, tớ cũng cảm thấy vậy… cả tớ nữa… nhiều nước thế này dùng cả đời không hết.“ – Nhiều cây khác hùa theo.

Tranh 2:

Cây nhỏ bé nhất im lặng nãy giờ giữa đám bạn, mới chầm chậm lên tiếng: “Tớ thì không nghĩ vậy, ông tớ bảo rồi – không có gì trong vũ trụ trường cửu vĩnh viễn, cho nên một ngày nào đó nguồn nước có thể sẽ cạn kiệt. Chúng ta cần chuẩn bị cho tất cả mọi thứ từ bây giờ”.

“Tớ có nghe lầm không đấy. Ha ha ha…” – cây béo ú cúi đầu nhìn xuống người bạn bé xíu của mình cười vang, “Cậu có biết là mạch nước ngầm vĩ đại dưới chân chúng ta đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước đến nay không? Làm sao mà có thể cạn được. Cậu đang mơ à?”

“Đúng rồi, đúng rồi!” Cả đám cây tán đồng và cười nhạo cây sồi nhỏ bé.

Tranh 3:

“Nhưng…” sồi con không còn biết nói gì nữa. Nó lủi thủi ngẫm nghĩ một mình, mặc kệ lũ bạn đang cười đùa bàn tán ầm ĩ. Nó phát hiện ra rễ mình vẫn còn yếu và ngắn quá! Thế là từ hôm đó, trong khi bạn bè tập trung phát triển thân cành lá thật to, thật khỏe, thật xanh để vươn cao đón ánh mặt trời, để khoe sức mạnh, khoe hình thể thì sồi con dùng phần lớn chất dinh dưỡng để chăm sóc phát triển bộ rễ để vươn xa và sâu hơn.

Tranh 4:

Sau hàng ngàn năm xanh tốt, một chấn động ngầm trong lòng đất khiến cho nhiều mạch nước ngầm bị chặn lại. Nguồn nước cạn kiệt, nhiều loài cây lần lượt ngã xuống, các loài thú cũng kéo nhau đi tìm kiếm những vùng đất hứa mới để sinh tồn.

Đám cây xưa kia ngày nào còn nói chuyện rôm rả dưới tán lá rộng, giờ chỉ còn lại lèo tèo dưới ánh mặt trời thiêu đốt.

“Trời ơi, làm sao bây giờ? Mặt đất nứt nẻ hết cả rồi! Chúng ta sẽ chết mất, chết mất” – cái cây béo ú dạo nọ kêu lên yếu ớt rồi từ từ đổ xuống cái “rầm”. Bộ rễ yếu ớt, mỏng manh không thể giữ được cái thân to khỏe.

Cách đó không xa, gia đình nhà sồi vẫn đứng vững, và giờ chính là lúc họ cần phải quyết tâm hơn bao giờ hết để chinh phục những độ sâu mới, tìm nguồn nước mới. Có lẽ thiên nhiên cũng khó có thể đánh gục được một loài cây với niềm tin sống mãnh liệt đến vậy!